Tổng thống Mỹ yêu cầu người đồng nhiệm Ai Cập đánh giá di sản của ḿnh và rời khỏi ghế tổng thống theo cách nào có thể giúp đất nước đang tan hoang v́ bạo loạn này một cơ hội tốt nhất để có ḥa b́nh và dân chủ.
Ông chủ Nhà Trắng cũng đang t́m sự đồng thuận của thế giới nhằm gây áp lực buộc Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, 82 tuổi, có "quyết định đúng".
"Tôi tin rằng Tổng thống Mubarak rất quan tâm đến đất nước. Ông ta kiêu ngạo, nhưng ông ta cũng là một người ái quốc", Obama phát biểu hôm qua, trong khi tại Cairo, các cuộc biểu t́nh phản đối và nổi dậy vẫn nóng bỏng.
 |
Một người đàn ông, được cho là ủng hộ chính phủ của Tổng thống Mubarak, bị những người biểu t́nh ở quảng trường Tự do bắt giữ. Ảnh: AP.
|
Tổng thống Mỹ yêu cầu Mubarak lắng nghe những đồng sự trong chính phủ và nghe theo lời kêu gọi của người dân, cũng như cần quyết định có chấp nhận một quá tŕnh chuyển giao quyền lực nghiêm túc hay không.
Lời phát biểu này thể hiện chiến thuật mới của Obama. Thay v́ kêu gọi người Ai Cập dừng những cuộc bạo loạn trên đường phố và xây dựng một chính phủ cởi mở tự do hơn, Obama giờ đây công khai đánh vào uy tín và niềm tự hào của ông Mubarak, người đă làm tổng thống Ai Cập ba thập niên.
"Câu hỏi quan trọng nhất mà ông ất tự vấn bây giờ là "Làm thế nào tôi có thể để lại phía sau lưng một di sản mà trong đó Ai Cập có thể vượt qua giai đoạn chuyển giao quyền lực này?", AP trích lời Obama nói với các phóng viên. "Và tôi hy vọng là - là ông ấy sẽ có quyết định đúng đắn".
Trước sức ép từ các cuộc biểu t́nh, Mubarak cam kết sẽ không tái cử trong cuộc bầu cử tháng 9 tới. Tuy nhiên ông nhất quyết không từ chức.
Trong khi đó tại thủ đô Ai Cập, biểu t́nh và bạo loạn đă bước sang ngày thứ 11. Hôm qua, có tới 100.000 người đổ ra đường phố, và việc tuần hành diễn ra tương đối ôn ḥa.
Những người biểu t́nh thề tiếp tục xuống đường cho đến khi nào ông Mubarak phải ra đi, và họ dường như đang hân hoan trong không khí chiến thắng và đầy quyết tâm, sau khi đă đẩy lùi những người biểu t́nh ủng hộ chính phủ tại quảng trường Tahrir (Tự do) hôm thứ tư. Hai ngày thứ tư và thứ năm là những giờ phút hỗn loạn nhất trong chuỗi ngày khủng hoảng hiện nay ở Ai Cập.
Quảng trường Tự do đông nghẹt một biển người trong cuộc biểu t́nh được mệnh danh là "sự ra đi ngày thứ sáu". Những người phản đối chính phủ hy vọng đó sẽ là ngày ông Mubarak từ chức. Đây là cuộc biểu t́nh lớn thứ hai trong thời gian gần đây ở Cairo, sau sự kiện có 250.000 người tham gia hôm thứ ba tuần này.
Trong đám đông hôm qua có cả những gia đ́nh mang theo trẻ em đi cùng. Điều đó cho thấy t́nh trạng bạo lực không c̣n căng thẳng như hai ngày trước. Khi đó, những người ủng hộ chính phủ đă cưỡi ngựa hoặc lạc đà, đem theo các cục bê tông, thanh sắt và bom cháy ném vào đám đông, sau đó bỏ chạy, theo AP.
Chính quyền Mỹ đă đàm phán với một số quan chức cấp cao nhất của Ai Cập về khả năng lập một chính phủ quân quản lâm thời, chuẩn bị cho đất nước bước vào một cuộc tổng tuyển cử, trong đó ông Mubarak sẽ thôi chức, phó tổng thống mới được bổ nhiệm là Omar Suleiman sẽ tạm cầm quyền. Suleiman đă đề nghị đàm phán với tất cả các lực lượng chính trị của Ai Cập, kể cả nhóm Hồi giáo cực đoan từng bị cấm hoạt động là Huynh đệ Hồi giáo, về chủ đề sửa đổi hiến pháp nhằm đảm bảo có một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do.
Mai Trang
theo ap