Tuần báo The Economist trong bài viết « Ai là người thống trị đại dương ? » đă đề cập đến dự án thám hiểm đáy Biển Đông của chính phủ Bắc Kinh. Dự án này được thảo luận trong một hội nghị tập trung các nhà hải dương học trong và ngoài nước Trung Quốc, tổ chức tại Thượng Hải trong hai ngày 26 và 27 tháng giêng vừa qua.
Hối tháng 7 năm 2010 tàu ngầm Trung Quốc đă lặn xuống đáy Biển Đông cắm lá cờ__DR
Bài báo mở đầu bằng nhận định, chủ nghĩa đế quốc và ngành hải dương học thường tay trong tay với nhau. Các nghiên cứu của hải quân Anh về các vùng biển nông và duyên hải trên thế giới trong thế kỷ 18 và 19 đă đóng góp nhiều kiến thức cho khoa học, nhưng đồng thời cũng giúp cho các nhà buôn Anh quốc có thể du hành trên các đại dương, và các chiến hạm Anh có thể thống trị thế giới. Nh́n từ góc độ này, th́ hội nghị trên có khả năng gây bức xúc cho các quốc gia láng giềng phương nam của Bắc Kinh.
Dự án South China Sea-Deep có mục đích thám hiểm một vùng biển có diện tích rộng đến 3,5 triệu kilomet vuông, với độ sâu tối đa 5,5 kilomet, mà chính phủ Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của ḿnh, cho dù bị rất nhiều nước phản đối.
Các nhà khoa học tham dự hội nghị chối rằng mục tiêu chỉ là thêm kiến thức cho nhân loại, và chỉ đơn thuần về mặt khoa học chứ không phải nhằm t́m kiếm dầu khí và nguồn lợi khoáng sản. The Economist nhận định, thật ra th́ cũng đúng, như nhiều nhà du hành Anh trước đây cũng từ sự khát khao hiểu biết. Tuy nhiên, kiến thức cũng là quyền năng, và nếu các nhà khoa học Trung Quốc là những người đầu tiên thám hiểm đáy sâu Biển Đông, th́ các nhà kinh doanh Trung Quốc cũng sẽ có lợi thế khai thác thương mại hơn các đối thủ, và hạm đội Trung Quốc cũng sẽ ở thế « trên cơ » để bảo vệ họ.
Đề án trên do nhà khoa học đầu ngành Uông Phẩm Tiên, thuộc Đồng Tể đại học ở Thượng Hải chủ tŕ. Ông này có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Giao Long, chiếc tiềm thủy đỉnh hiện đại nhất của Trung Quốc, có thể lặn sâu đến 7km dưới đáy biển. Dự án được đưa ra một phần từ nghiên cứu của chiếc Đại dương Nhất hiệu năm 2007 về những dải kiến tạo ở giữa đại dương do các dịch chuyển của vỏ trái đất. Đồng thời, các nhà thám hiểm trên tàu này cũng phát hiện được vị trí nhiều mỏ đồng, ch́, kẽm cũng như các nguồn thủy nhiệt tại đây.
Mục đích của dự án South China Sea-Deep trước hết là nghiên cứu các hướng phát triển của đáy đại dương, rồi đến trầm tích và khí hậu, tiếp nối theo một công tŕnh của tiến sĩ Uông Phẩm Tiên trong khu vực vào năm 1999. Cho dù có những biện minh, các nghiên cứu này rất có lợi cho công nghiệp dầu khí. Phần thứ ba của dự án nhắm vào sinh học ở Biển Đông, đặc biệt là dưới đáy đại dương. Đó là việc hấp thu cacbon của các vi sinh vật, cuộc sống dưới đáy biển, sự trao đổi dưỡng chất và phiêu sinh vật… tại nhiều vùng ở Biển Đông, và giữa Biển Đông với Thái B́nh Dương.
Đương nhiên là việc này sẽ tốn khá nhiều tiền. Ngân sách dành cho dự án là 150 triệu nhân dân tệ, tương đương 22 triệu đô la, do Quỹ quốc gia về Khoa học Tự nhiên, một tổ chức của chính phủ có trụ sở ở Bắc Kinh đài thọ. Nhưng không chỉ trong ngành hải dương học, mà một trung tâm kỹ thuật về đáy biển tại Thanh Đảo sẽ tiêu tốn 400 triệu nhân dân tệ, một mạng lưới quan sát đáy đại dương, tương tự với chương tŕnh Neptune của Canada và Sáng kiến Quan sát Đại dương của Hoa Kỳ cũng cần 1,4 tỉ nhân dân tệ nữa. Chắc chắn là tiền được dùng cho lợi ích khoa học đơn thuần. Nhưng The Economist nhận xét, nói như thế sẽ làm « tự ái » đại diện của Tập đoàn quốc gia về Dầu khí Ngoài khơi của Trung Quốc. Phát biểu trong hội nghị, tập đoàn này cho biết trữ lượng khí thiên nhiên ở Biển Đông được ước tính khoảng 200 tỉ tỉ mét khối.
Bắc Kinh và Washington cùng gây sức ép lên Seoul : Chính phủ Hàn Quốc thiếu tầm nh́n ?
Cũng liên quan đến Trung Quốc, Le Courrier International trích đăng bài viết trên một tờ báo Hàn Quốc, nói lên nỗi lo ngại khi Séoul bị Bắc Kinh và Washington gây áp lực phải ngồi vào bàn thương lượng với B́nh Nhưỡng.
Một chuyên gia Hàn Quốc nhận định, Washington muốn thanh tra việc làm giàu uranium của B́nh Nhưỡng, và Séoul không thể trở thành vật cản khi từ chối ngồi vào bàn hội nghị. Nói chung, lộ tŕnh của Washington là đối thoại liên Triều, thương thảo giữa Washington và B́nh Nhưỡng, và thương lượng sáu bên. Nhưng sự ḥa hoăn liên Triều không phải là mục đích cuối cùng của Washington, cũng như mục đích chính của B́nh Nhưỡng là nói chuyện với người Mỹ, nhằm cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và được viện trợ kinh tế.
Theo một số nhà phân tích, th́ Bắc Triều Tiên đă chiến thắng về mặt ngoại giao, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đă không lên án chương tŕnh làm giàu uranium của B́nh Nhưỡng, mà chỉ bày tỏ sự quan ngại về vụ tàu Cheonan và đảo Yeonpyeong. Một nhà nghiên cứu cho rằng, chính phủ Hàn Quốc thiếu tầm nh́n, khi chỉ nhắm vào giả thiết Bắc Triều Tiên sụp đổ, do đó Séoul không thể nào tạo được không khí b́nh yên trên bán đảo, và bị B́nh Nhưỡng cũng như các cường quốc lạm dụng.
Apple và thực tế đáng buồn tại các nhà máy gia công ở Trung Quốc
Trên lănh vực kinh tế xă hội, Le Courrier International trích dịch bài báo trên tờ Nam phương Chu mạt xuất bản ở Quảng Châu, về việc ba tổ chức phi chính phủ của Trung Quốc tố cáo các tiêu chuẩn mà tập đoàn Apple áp đặt cho các nhà cung cấp, đă gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho công nhân các nhà máy gia công ở Hoài Bắc, Quảng Châu và Đông Hoàn.
Apple, cái tên đầy thu hút với mỗi lần tung ra sản phẩm mới th́ lại gây chấn động thị trường. Nhưng theo một báo cáo mang tên « Mặt trái của Apple » được công bố tại Bắc Kinh ngày 20/1, th́ tập đoàn này không hề tôn trọng các nguyên tắc về an toàn lao động, môi trường hay quyền lợi của người lao động. Cụ thể là 12 vụ tự tử của công nhân hăng Foxconn, vụ ngộ độc hóa chất hàng loạt ở United Win và ô nhiễm ở CSG Holding. Trường hợp ở nhà máy United Win là từ giữa năm 2009, khi nhiều công nhân có những triệu chứng kỳ lạ như tứ chi yếu hẳn, bị đau ở bàn tay và bàn chân, chóng mặt…Sau khi hơn 60 công nhân nhập viện, người ta mới phát hiện nguyên nhân chính do một dung môi là hexane, được nhà máy dùng thay cồn để lau chùi mặt kính cảm ứng của điện thoại di động.
Bản báo cáo chỉ trích việc Apple giữ nguyên tắc bí mật, không bao giờ cho biết tên các nhà máy gia công, chẳng hạn nhà máy United Win trên đây. Giữ bí quyết công nghệ là một việc, c̣n bí mật cả một dây chuyền cung ứng th́ lại là việc khác, khó thể chấp nhận được.
« Tôi là người yêu số hai của anh »
Trên lănh vực xă hội, Le Courrier International trích dịch một bài báo trên tuần báo Aera xuất bản tại Tokyo, nói về hiện tượng nhiều thiếu nữ Nhật Bản thích có nhiều bạn trai cùng một lúc.
Nozomi 26 tuổi, nhân viên thời vụ tại Osaka, có quan hệ cùng một lúc 6 người đàn ông, và không một ai trong số đó được xem là người yêu của cô. Hai trong số đó đă có bạn gái, một người khác là người yêu cũ, đă chia tay, nhưng cô vẫn gặp mỗi tháng hai lần chỉ để ngủ chung. Theo cô, sẽ thoải mái hơn khi có nhiều đối tác, cô không bị bắt buộc phải chăm sóc và lo lắng nhiều về họ.
Thường th́, các cuộc hẹn ḥ giữa người này hay người khác diễn ra sau bữa ăn. Họ tháp tùng theo cô đi mua sắm ở những nơi mà cô muốn. Sau đó, họ cùng ngồi xem một DVD mà cô ưa thích. Đêm nào cô không thích yêu, th́ họ có thể nằm cạnh nhau chỉ để cảm nhận hơi ấm của cơ thể.
Nếu như trước đây người ta biết đến hiện tượng himono onna, những quư bà thích quanh quẩn ở nhà hơn là đi t́m kiếm t́nh yêu lớn. Th́ « second jyoshi » (người con gái số hai) là hiện tượng những thiếu nữ như Nozomi thích ngủ chung với người khác giới mà không cần t́nh yêu. Theo một điều tra về những người độc thân do DCI thực hiện năm 2010, th́ có đến 4,9% thiếu nữ trong độ tuổi từ 20 – 30 chưa có người yêu tuyên bố có quan hệ t́nh dục thường xuyên với một người, một tỷ lệ hơi cao so với nhóm tuổi khác. Họ không đồng nhất vị thế số hai với vị thế người t́nh lén lút và cũng không cho là việc này làm mất phẩm giá.
Yoko Oya, người hướng dẫn cuộc điều tra giải thích rằng, phụ nữ thế hệ này quá lo lắng cho tương lai của ḿnh, mong t́m được một chỗ dựa về tinh thần. Có thể họ thích được là vị trí số một hơn, nhưng họ cũng thấy hài ḷng với vị trí thứ hai v́ sợ bị tổn thương nếu như họ bộc lộ t́nh cảm của ḿnh. Không những thế, việc trở thành người yêu chính thức đ̣i những người từng ở vị trí số hai nhiều sự quyết tâm và ḷng kiên nhẫn.
Mặt khác, ngày càng nhiều đàn ông Nhật bản bị xếp vào hàng « soshoku » (động vật ăn cỏ), những người được cho là thụ động trong t́nh yêu. Hậu quả là phụ nữ phải cùng nhau chia sẻ nhóm nhỏ đàn ông thuộc hàng « động vật ăn thịt ». Không có ǵ là đáng ngạc nhiên khi mà số lượng người vị thế số hai ngày càng tăng.
Nếu như những phụ nữ này vẫn cố giữ vai tṛ người thứ hai, chỉ v́ điều đó cho phép chỉ có được những mặt tốt trong một mối quan hệ. C̣n phải xem, thế hệ không c̣n xem « t́nh yêu là mù quáng », là một thế hệ đáng khuyến khích hay đáng trách ?
Pháp, cách mạng Ả rập : Những chủ đề chính tuần này
Nội t́nh nước Pháp và cuộc cách mạng tại các quốc gia Ả rập là chủ đề chính của các tuần báo Pháp kỳ này. Hồ sơ của Le Nouvel Observateur điểm qua « Các ngành nghề dễ t́m việc », để hướng nghiệp cho 700.000 học sinh sắp sửa thi tú tài năm nay. Le Point chú ư đến khả năng ông Dominique Strauss-Kahn, chính khách cánh tả đang là giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể ra tranh cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ tới. Le Figaro th́ lo ngại, liệu Paris có thể mất đi giải Roland-Garros, khi Liên đoàn Quần vợt Pháp hôm nay sẽ quyết định sẽ tiếp tục tổ chức giải tennis nổi tiếng này tại Paris hay dời ra ngoại ô.
Về thời sự quốc tế, hồ sơ của Le Courrier Internatinal tuần này mang tên « Mùa Xuân Ả rập, qua lăng kính của báo chí Ả rập ». Trên h́nh b́a của tờ báo là những người biểu t́nh đang chống trả bằng cách ném đá, trong khói bụi mịt mù. Từ Maroc đến Yemen rồi Ai Cập, tia lửa Tunis đă làm bùng cháy Cairo, và lan dần sang các nước Ả rập khác. Những lời kêu gọi biểu t́nh nhân rộng qua internet, và báo chí cũng không thể làm ngơ. Nhưng theo tờ báo, th́ khát vọng dân chủ này làm phương Tây e ngại thay v́ vui mừng.
Tuần báo L’Express quan tâm đến « Israel, trước cơn bừng tỉnh Ả rập ». Cuộc nổi dậy ở Ai Cập càng gây lo ngại cho nhà nước Israel, lâu nay vốn cảnh giác trước phe Hồi giáo, cũng như nỗi ám ảnh khi chung quanh toàn là các quốc gia thù địch. Bên cạnh đó c̣n có nguy cơ làm cho phe đối lập Do Thái trở nên cứng rắn hơn, và cơ hội tái lập tiến tŕnh thương thuyết ḥa b́nh càng thêm mong manh. C̣n ảnh b́a của Le Monde Magazine là tấm áp phích trong đó chân dung Tổng thống Mỹ Barack Obama được thay thế bằng ông Hosni Mubarak, bên dưới là câu « No you can’t », nhại lại câu khẩu hiệu nổi tiếng của ông Obama khi tranh cử : « Yes we can ». Với tựa đề « Các nghệ sĩ lên tiếng », tờ báo trích đăng nhận xét của các nghệ sĩ trong ngành điện ảnh, hội họa…sống tại Cairo hay Alexandrie, nói lên những hy vọng của họ sau thời gian dài sống trong một xă hội mà dân chúng bị bịt miệng.
Những bí mật về cuộc trốn chạy của ông Ben Ali
Liên quan đến Tunisia, bài điều tra của tuần báo Le Nouvel Observateur tiết lộ những bí mật về cuộc chạy trốn của cựu Tổng thống Ben Ali. Theo lời các nhân chứng, th́ việc nhà độc tài ra nước ngoài tị nạn, không chỉ do áp lực của quân đội mà c̣n từ bà vợ Leila của ông ta.
Đặc phái viên của tuần báo cho biết, ông Ben Ali đă bị vợ ông và người phụ trách an ninh ép lên xe để ra sân bay di tản, không có cả th́ giờ mang theo áo khoác. Bà Leila cũng không ngớt sỉ nhục ông. Nhưng thật ra, cuộc « chuyển giao quyền lực » giữa ông và bà vợ đă diễn ra từ lâu. Bị bệnh ung thư, sức khỏe ông Ben Ali lúc này rất kém, và bà Leila, chỉ vài tuần trước cuộc nổi dậy, vẫn không che giấu tham vọng lên làm Tổng thống thay cho ông chồng. Bà ta không ư thức được sự căm ghét của người dân đối với bà và họ hàng nhà bà. Nhưng giấc mơ Tổng thống của bà đă tan vỡ, khi phải tháo chạy trong buổi chiều thứ sáu 12/2 tại sân bay Tunis.
Theo RFI