Sau Tunisia và Ai Cập, làn sóng biểu t́nh đang lan khắp Trung Đông, đặc biệt tại nước không thuộc thế giới Ảrập là Iran, vốn đang bị Mỹ can thiệp trực tiếp bằng cách công khai ủng hộ người biểu t́nh.
Trong làn sóng nổi dậy tại Trung Đông khơi mào từ sự kiện Tunisia và đặc biệt là vụ lật đổ Mubarak tại Ai Cập cuối tuần trước, trường hợp Iran đang nổi lên với nhiều khác biệt. Ban đầu lănh đạo phe đối lập tại Iran chỉ kêu gọi tuần hành hoà b́nh để ủng hộ cuộc nổi dậy của người dân Ai Cập và Tunisia.
Nhưng tới hôm qua, sau khi người Ai Cập đă hạ bệ được tổng thống, cuộc tuần hành tại Iran đă từ "hướng ngoại" chuyển sang "hướng nội". Hàng ngh́n người đổ về quảng trường Azadi ở trung tâm Tehran, có vai tṛ tương tự như quảng trường Tahrir tại Cairo, để biểu t́nh phản đối chính phủ Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và đụng độ với cảnh sát.
Người biểu t́nh bỏ chạy khi cảnh sát Iran dùng hơi cay tại Tehran hôm qua. Ảnh:
AFP
Iran có nhiều bài học về làn sóng xuống đường nên đă có những động thái cứng rắn ngay từ đầu. Hai lănh đạo phe đối lập là Mir Hossein Mousavi và Mehdi Karroubi tuần trước viết thư gửi Bộ Nội vụ Iran xin phép tuần hành với lư do rất "khó nghe" là nhằm "thể hiện sự đoàn kết với phong trào nhân dân tại Tunisia và Ai Cập chống lại các chính phủ độc tài của họ".
Không khó để biết trước rằng chính phủ Iran từ chối đề nghị tuần hành nói trên. Thay vào đó họ ra lệnh giam lỏng tại nhà cả ông Mousavi và Karroubi, đồng thời bắt giữ hàng chục cố vấn quan trọng của họ. Tuy nhiên, động thái mạnh tay cùng với lời cảnh báo sẽ trừng phạt người chống đối của chính quyền vẫn không thể ngăn chặn người Iran xuống đường.
'Ngày nổi giận' và thế khó của Iran
Ngày càng nhiều tín hiệu cho thấy kịch bản nổi dậy tại Ai Cập đang được t́m cách du nhập vào Iran. Các trang mạng xă hội tràn ngập thông điệp gọi ngày 14/2 là "Ngày nổi giận của người Iran", lấy cảm hứng từ cuộc nổi dậy của người Ai Cập lật đổ Mubarak trước đó. Internet cũng từng đóng vai tṛ khởi đầu cuộc biểu t́nh tại Ai Cập và bài học này đang được các nhà hoạt động Iran cố gắng "kế thừa".
Phía bên kia là chính phủ Iran th́ nhanh chóng thực thi hàng loạt biện pháp để tránh tái diễn h́nh ảnh Ai Cập. An ninh tại thủ đô Tehran được tăng cường tối đa với cảnh sát chống bạo động triển khai trên các con phố của thủ đô và họ phong toả mọi ngả đường dẫn đến quảng trường Azadi (Tự do). Trong khi đó cũng có tin việc kết nối Internet tại Iran những ngày gần đây bắt đầu gặp khó khăn, nhưng chính quyền phủ nhận họ ra lệnh kiểm duyệt.
Tuy nhiên, biểu t́nh nổ ra tại Iran cũng đang đặt chính quyền nước này vào thế "há miệng mắc quai" v́ trước đọ họ công khai ủng hộ sự kiện tại Ai Cập là "sự thức dậy Hồi giáo" và so sánh với cuộc cách mạng Iran năm 1979. Đại giáo sĩ Ali Khamenei, người giữ vai tṛ tổng thống hay lănh tụ tối cao của Iran trong thời gian dài tương đương ông Mubarak tại Ai Cập, cũng lên tiếng ca ngợi cuộc nổi dậy Hồi giáo tại cả hai nước Tunisia và Ai Cập.
Nhiều nhà quan sát tại Iran cho rằng các cuộc nổi dậy tại thế giới Ảrập đă thổi luồng sinh khí mới cho phe đối lập tại nước này. Trước đó vào năm 2009, phe đối lập đă lôi kéo được hàng triệu người xuống đường biểu t́nh phản đối sau khi Tổng thống Ahmadinejad tát đắc cử v́ cho rằng có gian lận. Hoạt động này kết thúc với hàng chục người biểu t́nh thiệt mạng và hàng ngh́n người bị bắt với án tù nghiêm khắc.
Khi sức nóng của biểu t́nh ở Tunisia và Ai Cập lan tới Iran, giới phân tích đặt câu hỏi về việc liệu người phản đối có sẵn sàng dẹp qua một bên mối lo sợ bị xử lư mạnh tay để lại xuống đường một lần nữa. Nhưng với diễn biến hôm qua khi người biểu t́nh đụng độ với cảnh sát chống bạo động tại thủ đô Tehran, câu hỏi này dường như đă có câu trả lời rơ ràng.
Mỹ công khai can thiệp
Cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vốn là đồng minh thân cận của Mỹ, nên khi biểu t́nh mới nổ ra tại nước này, Washington c̣n thể hiện sự ủng hộ bằng cách ngụ ư coi những người xuống đường như dân "hôi của". Nhưng khi phe biểu t́nh thắng thế, Mỹ thay đổi quan điểm và kêu gọi chính phủ Ai Cập đẩy nhanh chuyển tiếp để "tiến lên con đường dân chủ", một cách diễn đạt khác về ư muốn Mubarak phải từ chức.
Trong khi đó, chính quyền đương nhiệm tại Iran với Mỹ vốn là đối thủ của nhau trong nhiều năm, nên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua gần như lập tức bày tỏ sự ủng hộ đối với hàng ngh́n người biểu t́nh chống chính phủ tại Tehran. Bà ca ngợi họ là "can đảm" và "có khát vọng", đồng thời cho rằng chính quyền Iran phải "cởi mở" hệ thống chính trị.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ không ngần ngại tuyên bố với các phóng viên rằng chính quyền Mỹ ủng hộ "rất rơ ràng và trực tiếp" đối với người biểu t́nh tại Iran. "Những ǵ chúng ta đang chứng kiến thể hiện sự can đảm của người dân Iran và cũng là một bản cáo trạng về sự đạo đức giả của chính quyền Iran, một chính quyền mà mới ba tuần trước c̣n ca ngợi những ǵ xảy ra tại Ai Cập",
BBC dẫn lời bà Clinton.
Ngoại trưởng Mỹ cũng tuyên bố Washington gửi thông điệp tương tự tới chính quyền Iran như tại Ai Cập, đó là phản đối việc sử dụng vũ lực đối với người biểu t́nh. "Chúng tôi nghĩ rằng cần thiết phải có một sự cam kết về cởi mở hệ thống chính trị tại Iran, để lắng nghe những tiếng nói của phe đối lập và xă hội", bà Clinton nói thêm.
Với những diễn biến hiện nay, có thể người biểu t́nh Iran chưa thể sớm đạt được mục đích thay đổi chính quyền của họ, nhưng nước này đang đứng trước nguy cơ tái diễn h́nh ảnh hỗn loạn trên đường phố như thời điểm tháng 12/2009, khi hàng triệu người tuần hành phản đối ông Ahmadinejad tái đắc cử.
Đ́nh Nguyễn - VNE