R8 Võ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Mùa Chít
Bắt đầu từ tháng giêng, người nông dân lại lên đồi lấy bông chít để bán, chít mọc nhiều trên những vùng có độ dốc cao nên khai thác tương đối vất vả. Tuy nhiên bông chít mọc tự nhiên đó lại trở thành nguồn thu nhập của nhiều người dân, khi sản phẩm này luôn là những đồ dùng có ý nghĩa trong mỗi gia đình.
Người dân xã Xuất Hóa phơi chít sau thu mua.
Trên địa bàn thị xã hay ở những khu vực lân cận, vào mùa chít, những người nông dân lại lên đồi, men theo sườn núi để đi kiếm, tuốt bông bán, dụng cụ lấy chít là dao, dây. Không đơn giản như là chặt củi, công đoạn khai thác chít khá vấn vả, tuốt chít buộc phải chui vào bụi rậm rạp, đất, đá dưới chân lởm chởm rất nguy hiểm, khi tuốt một tay giữ thân, một tay kéo ra phía sau, nếu không cẩn thẩn còn rất dễ ngã. Không những thế, bụi phấn của cây chít khi tuốt bay lên khắp nơi, toả vào người khiến cho ngứa ngáy khó chịu, đấy còn chưa kể những con côn trùng như muỗi, bọ, ong...bủa vây người hái.
Dọc trên Quốc lộ 3, ở tổ 11, tổ 12 phường Phùng Chí Kiên, hay khu vữc xã Xuất Hoá,Thác Giềng, là những vùng có nhiều hộ thu mua chít nhất, họ mua lại từ các nơi trên địa bàn như Xuất Hoá, Tân Sơn, Hòa Mục (Chợ Mới), rồi thu gom đủ với số lượng lớn để vận chuyển về xuôi như Hà Nội Bắc Ninh, Bắc Giang bán.
Giá chít cũng ở mức trung bình, người trực tiếp đi khai thác bán với giá tươi là 5.000 đồng/kg, khô thì giá cao hơn, nếu một ngày bỏ công đi tuốt chít bình quân cũng được trên dưới 100.000 đồng/kg. Còn người thu mua ắt phải bán được với giá cao hơn mới có lãi.
Bắc Kạn, với đặc thù là miền núi nên có nhiều bụi chít mọc tập trung, từ tháng giêng cho đến tháng 2 âm lịch là thời điểm lý tưởng nhất cho những hộ là lao động tự do, nông dân lên đồi tuốt chít.
Chị Hồng ở khu Thác Giềng xã Xuất Hoá làm dâu ở vùng này đã gần 20 năm, mấy năm nay thấy sản phẩm chổi chít bán được giá cao nên chị cũng bỏ thời gian, công sức ra đi lượm chít, rồi tổ chức thu mua với số lượng khá lớn, bình quân mỗi vụ chị thu được khoảng vài tấn. Chị cho biết "Sợ nhất là khi trời mưa dai, mưa dài, chít không phơi được, rồi hỏng, ẩm mốc, chất lượng chít thấp, bạn hàng sẽ giả với giá thấp hơn".
Khai thác chít, buôn chít là nghề phụ của rất nhiều lao động không việc làm, họ phải bươn trải, kiếm sống, chứ thực chất để làm giàu từ nghề này thì thật khó.
Chị Lượt miệt mài với những sản phẩm làm từ bông chít.
Ở Bắc Kạn, chít thường được thu gom tập trung rồi vận chuyển đến các làng nghề, khi sản phẩm hình thành là những cây chổi thì được các tư thương bán ngược lên trên đây với giá khá cao hơn, bình quân một chổi chít thường giá 35.000 đồng/chiếc, cán chổi dài giá 40.000 đồng/chiếc.
Phải mất thời gian hỏi han, tôi mới gặp được một hộ chuyên về nghề đan chổi chít ở tổ 12 Phường Phùng Chí Kiên, đó là chị Phạm Thị Lượt, quê gốc Nam Định, chị cho biết làm nghề chổi này từ hơn chục năm nay rồi từ lúc làm công nhân ở HTX Tân Hương, sau khi giải thể HTX chị vẫn duy trì nghề này để kiếm sống.
Sản phẩm chị làm ra là những cây chổi chít có cán dài và ngắn. Không dấu nghề, tay vừa thoăn thoắt đan chổi chị vừa bộc bạch "Nhìn thì đơn giản nhưng để làm một cây chổi phải tốn khá nhiều thời gian, nào là chọn mây, chọn cán, tuốt từng sợi chít sao cho đều, sắp, bó lại rồi mới đan thành phẩm". Làm chổi thường xuyên phải tiếp xúc với bụi phấn chít hắt ra nên trong quá trình lao động chi Lượt phải thường xuyên đeo khẩu trang, không thì dễ ho, ảnh hưởng sức khoẻ .
Chị cho biết " Giá chổi bây giờ cao hơn ngày xưa nên cũng có đồng ra, đồng vào, bình quân mỗi chiếc bán ra là 30.000 đồng, trừ chi phí lãi gần 20.000 đồng, mỗi ngày nếu cố cũng đan thì được gần 5 chiếc. Đầu ra không lo lắng vì chị đã tìm được bạn hàng bán buôn về các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
Từ xưa bông chít mọc tự nhiên trên những vùng đồi, núi nay đã được người dân biến thành sản phẩm hàng hoá chuyên dùng, nhiều người biết tận dụng thời vụ nên đã mang lại thu nhập cho gia đình. Hiện nay bông chít còn được nhiều hộ gia đình trồng để bán như ở Mỹ Thanh hay trồng thử nghiệm ở các thôn Khuổi Cuồng xã Nộng Thượng.
Theo T.Trang
(Bắc Kạn Online)
|