R8 Võ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Điêu đứng vì cút chết
Mấy tháng nay, hàng chục hộ dân ở hai xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) điêu đứng vì chim cút con nuôi chết hàng loạt, mất trắng trên 1,5 tỉ đồng. Các hộ nuôi khẳng định, nguyên nhân cút chết do thức ăn cám Nupak gây ra. Thế nhưng, đến nay doanh nghiệp sản xuất thức ăn này chỉ hỗ trợ một phần vốn, mà vẫn chưa đền bù tất cả thiệt hại cho dân nuôi.
Người dân mổ cút chết, phát hiện nhiều khối u, chân bị sưng. – Ảnh: L.PHONG
Hơn 50% cút "rụng" khỏi đàn
Ông Trương Duy Hùng ở thôn Mỹ Hòa, xã Hòa Hiệp Bắc, bức xúc: “Con cút nuôi vốn có sức đề kháng tốt, khả năng sinh trưởng nhanh, ít bị dịch bệnh. Thế nhưng, đợt thả nuôi hơn 5.200 con trong tháng 12-2010, con cút mới 5 ngày tuổi thì bị khô chân, xệ cánh, teo tóp và liệt chết gần phân nửa. Tôi vội thay đổi thức ăn cám Nupak sang loại cám khác, tăng cường thêm thuốc bổ mới cứu được số cút còn lại để cung ứng cho người nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bệnh từ thức ăn cám Nupak nên số lượng cút nuôi thương phẩm phát triển kém, đẻ trứng quá ít, bị lỗ vốn”.
Hai xã Hòa Hiệp Trung, Hòa Hiệp Nam là vùng nuôi cút lớn nhất của tỉnh. Hiện có hơn 30 hộ dân chuyên nuôi cút con (cung ứng cho người dân ở các nơi nuôi cút thương phẩm để giết thịt hoặc đẻ trứng) bị thiệt hại trên 320.000 con trong tổng số khoảng 630.000 con. Đấy là chưa kể số lượng lớn cút mẹ nuôi bị chậm lớn, chân bị sưng các khớp, mọc khối u lớn ở bên ngực và “rụng” từng ngày.
Từ tháng 10 đến tháng 12-2010, cút con nuôi ở các hộ như ông Nguyễn Hoàng Kỳ (thả nuôi 29.000 con), Đặng Nguyên (33.000 con), Văn Phú Tu (12.100 con), Nguyễn Thành Sang (28.000 con), Đỗ Cẩn (nuôi 4 đợt hơn 22.000 con) bị chết quá nửa. Tổng thiệt hại trên 1,5 tỉ đồng.
Cút ăn cám Nupak gây cút chết (!)
Sau một thời gian theo dõi, các hộ nuôi cút ở đây đều khẳng định: Nguyên nhân gây cút con nuôi bị chết hàng loạt là do thức ăn cám Nupak (mã cám B3710) của Công ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) sản xuất. Bởi cùng thời điểm này, cút con ăn các loại cám do các công ty khác sản xuất không hề bị chết nhiều như vậy!
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, chủ cơ sở ấp cút giống (ở phường 5, TP Tuy Hòa) cho biết: Tôi cung cấp cút giống cho nông dân ở xã Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Trung nuôi úm đến hơn 20 ngày tuổi; đồng thời trong 3 tháng 10-12/2010 đã nhập khoảng 135 tấn thức ăn cám Nupak (mã cám cút con B3710s; cám cút mẹ B3810 - PV) để cung ứng cho người nuôi cút. Khi người dân phản ánh cút con nuôi bằng thức ăn cám Nupak bị chết hàng loạt, tôi đã kiểm tra và cho phân đàn cút để nuôi đối chứng với thức ăn khác. Kết quả, cút ăn cám Nupak vẫn chết nhiều. Trước thực trạng này, ông Chang Chinh Chia, đại diện Công ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam đã lập biên bản thỏa thuận với cơ sở của tôi để thu hồi 139 bao (tương đương 3.475kg) thức ăn cút mã số B3710s chưa sử dụng (hiện vẫn còn tồn đọng tại cơ sở này hơn 20 bao cám Nupak – PV) và hỗ trợ 174 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ hỗ trợ tiền điện, nước cho mỗi hộ nuôi cút từ 1-2 triệu đồng...
Mẫu hai thức ăn cám cút con Nupak. - Ảnh: L.PHONG
Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã gửi các mẫu thức ăn cám Nupak để kiểm nghiệm tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học - Công nghệ TP Hồ Chí Minh. Kết quả, các chỉ tiêu men mốc (CFU/g) 1,1.102; Cr là 0,84 mg/kg... Đặc biệt chất Asen (còn gọi là chất độc thạch tín) là 0,27mg/kg cám cút con. Ngoài ra, một số thành phần lạ tìm thấy trong cám bằng phương pháp SPME sắc ký khí như: Syringic acid, vanillic acid, dimethylene bis, glycerol, benzene acetic acid...
Hiện bà Tuyết cùng hàng chục người nuôi cút ở huyện Đông Hòa đồng loạt ký đơn yêu cầu các cơ quan chức năng tỉnh kiểm tra nguồn thức ăn cám Nupak; đồng thời kiến nghị Công ty TNHH Dinh Dưỡng Á Châu Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cút chết do thức ăn cám Nupak.
Theo LƯU PHONG
(Phú Yên Online)
|