Về Đất Mũi - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-12-2011   #1
adams
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Về Đất Mũi

“Anh đến quê em đất biển Cà Mau. Cỏ cây xanh tươi đất rừng bát ngát. Dòng sông Tam Giang nắng trải đưa người, về thăm quê hương Đất Mũi xa xôi…” là những câu hát trong bài “Về Đất Mũi” (nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thơ Lê Chí) đã thôi thúc tôi đến với mảnh đất này từ hàng chục năm trước. Khổ nỗi, những lần đến Cà Mau tôi chỉ đi loanh quanh đâu đó mà chưa hề có dịp đặt chân đến cái nơi tuyệt vời này.


Mũi đất cuối cùng của nước ta.

Đường đến Đất Mũi quả là diệu vợi. Đi tàu cao tốc từ TP.Cà Mau đến đây mất hai tiếng đồng hồ vì phải vượt qua 120 cây số đường sông. Còn đường xe thì xa “dữ thần”, như cách nói người địa phương. Nhưng có đi đường xe mới cảm nhận nhiều điều thú vị. Quốc lộ 1A đoạn từ TP.Cà Mau đi Đất Mũi đến thị trấn Năm Căn là dứt. Tại đây, phải mướn tàu cao tốc. Cứ tưởng đường xa và khá nhiêu khê, chẳng mấy ai đến Mũi. Nhưng, mấy chiếc tàu loại này đều đã được người ta đặt trước. Vậy là phải ngồi vỏ lãi. Tuy không nhanh bằng cao tốc, nhưng vỏ lãi cũng ào ào lướt nước như bay nhờ gắn máy xe hơi.
Dòng sông Năm Căn to rộng không thua gì sông Hậu vùn vụt lướt qua hai bên bờ với những ngôi nhà thấp thoáng trong bóng cây đước. Thích nhất là cảnh mấy hàng đáy chơi vơi giữa sông, đẹp mắt. Hết sông lớn tới sông nhỏ, vỏ lãi vẫn vùn vụt lướt sóng. Nước trong xanh. Chẳng thấy giề lục bình nào như đặc trưng của sông nước miền Tây. Vô vàm Ông Trang. Tên nghe quen quá. Quen nhất là Viên An (huyện Ngọc Hiển). Nhớ ngay mấy câu thơ trong bài “Đất Viên An”:

“Chắc bây giờ ở Viên An

Mùa Đông đã rải lá vàng trong cây”


Chỉ thấy: “Cây xanh màu đước, nước xanh màu trời” như Nguyễn Bá đã viết. Vỏ lãi vượt qua những địa danh lạ lẫm: sông Ông Linh, biển Cá Mòi… Rồi thì rừng đước dày đặc hơn trải ra trước mắt. Tài công nói: “Khu bảo tồn đa dạng sinh học Mũi Cà Mau”. Rừng đước Cà Mau vừa được UNESCO công nhận danh hiệu ấy. Nó đứng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, chỉ sau rừng sát Amazon của Mỹ Latin. Rừng xanh um, được người ta ví là “tấm áo choàng xanh bao quanh Mũi Cà Mau” với hàng trăm cây số toàn mắm, đước, sú, vẹt…


Người địa phương có câu: “Mắm đi trước, đước theo sau, tràm theo sát”. Còn tác giả Anh Dũng thì phân tích rành rọt hơn: “Cây mắm là loại cây tiên phong cư ngụ sớm nhất trên bãi bồi. Rễ mắm phát triển nhiều dạng tua tủa đâm thẳng lên không, mặt đất trông như một rừng chông dày đặc. Trái mắm từng chùm cỡ lóng tay, ở trong ruột có cái lõm màu xanh giống như quả tim, có thể ăn được. Những năm khó khăn, bà con Đất Mũi phải đi hái từng thúng trái mắm, bóc vỏ, nhặt ra từng cái lõm nhỏ bằng hột bí đem luộc đi luộc lại hàng chục nước cho hết đắng để ăn thay cơm chống giặc.


Sau cây mắm là cây đước. Cây đước mới chính là linh hồn của rừng ngập mặn Cà Mau. Cây đước theo sau cây mắm trên bãi bồi giữ cho đất rắn dần, và cứ thế…” (“Cà Mau - Đất và người”, tr.34, Sở Thương mại & Du lịch Cà Mau, 2002).


Chạy nhanh như vậy mà phải mất đến 1 tiếng rưỡi vỏ lãi mới cập bến Mũi Cà Mau. Mũi Cà Mau hướng về phía Tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Không khí mát mẻ, thanh sạch bao trùm.




Thích nhất là lên đứng trên đài quan sát cao 21 thước thấy toàn cảnh mũi đất thiêng liêng của Tổ quốc. Bên trái, thấp thoáng trong rừng đước trăm mái nhà ngư dân xóm Mũi. Biển Đông bao la bị “chặn” lại bởi Hòn Khoai nổi tiếng mờ xanh, cách chừng 15 hải lý. Đây là cụm đảo đẹp gồm Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Khô, Hòn Đồi Mồi… mà Hòn Khoai lớn nhất (rộng khoảng 4 cây số vuông) và cao nhất (318 thước), là nơi có ngọn hải đăng quan trọng của khu vực biển Đông và vịnh Thái Lan.


Nhìn bên phải, Mũi Cà Mau “như một mũi thuyền”, như Xuân Diệu ví von, vươn ra giữa bao la xanh của rừng đước và biển Tây (vịnh Thái Lan). Vì là nơi giáp mặt biển Đông và biển Tây nên Mũi Cà Mau là nơi mỗi ngày người ta đều có dịp chứng kiến cảnh mặt trời mọc và lặn trên biển.


Đến đây, tôi cũng như bao du khách khác, đều hăm hở ghé thăm cột mốc tọa độ quốc gia, nơi được xem là mảnh đất cuối cùng, thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng đâu phải vậy.


Ba mặt giáp biển, Mũi Cà Mau là nơi tiếp giáp của hai dòng hải lưu Bắc - Nam và Tây - Nam với hai chế độ thủy triều khác nhau, tạo nên một vùng lắng đọng phù sa rộng lớn hàng chục ngàn héc-ta. Hàng năm đất lấn ra biển hàng trăm thước. Điều này thấy rõ những khi thủy triều xuống: bãi bồi hiện ra, dài hàng 4-5 cây số. Vì vậy mà dân địa phương tự hào nói: “Đất nở ra, rừng biết đi và biển sinh sôi”.


Riêng nhà văn Nguyễn Tuân thì “văn học hóa” mảnh đất này bằng câu: “Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”. Cột mốc tọa độ quốc gia là nơi ai cũng đều đứng chụp hình kỷ niệm. Nhưng thích nhất là đứng trước Biểu tượng Mũi Cà Mau với hình chiếc thuyền căng phồng cánh buồm lướt gió ra khơi, như Xuân Diệu từng tự hào:


“Đất nước ta như một con tàu

Mũi thuyền ta đó, Mũi Cà Mau”


Đến Mũi Cà Mau, không thể không đến nhà hàng thủy tạ. Đi trên chiếc cầu xi măng nhỏ bé giữa muôn trùng sóng nước, nối đất liền với nhà hàng, cảm thấy mình nhỏ bé giữa trời nước. Thích thú hơn khi được thưởng thức một số hải sản tươi sống như hàu, sò huyết, sò lông, vọp, ốc len, điệp, cua… Loại nào cũng được pha chế thành một vài món khác nhau, tạo hứng thú trong lòng khách phương xa.


Đặc biệt nhất là khi được thưởng thức các món ăn từ thòi lòi biển. Con vật coi “dị hợm” “thấy ghê” vậy mà khi thành món canh chua, món lẩu, món kho đều là những thức ăn ném vào hàng “sơn hào hải vị” nhớ đời. Ngon và ngọt không con vật nào sánh bằng.


Nếu có dịp cũng nên “vọc nước giỡn bùn” với Mũi Cà Mau. Khi thủy triều xuống, từng nhóm dân xúm nhau đi bắt sò mà họ gọi là “sạc sò”. Bắt chước họ, bạn ngồi một chân đặt trên ván, chân kia đặt trong bùn sền sệt, đẩy mạnh. Ván lướt đi, mắt quan sát thấy sò thì lượm cho vô giỏ. Sò ở đây gồm sò lông và sò huyết, đều là những thức ăn rất bổ dưỡng. Đó là kỷ niệm khó quên trong đời vì nó tạo trong ta nhiều sinh thú, để ta thêm tự hào về nơi “cuối đất cùng trời” thiêng liêng của đất nước.



Theo PHÙ SA LỘC
(Hậu Giang Online)
adams_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	thumb_.jpg
Views:	7
Size:	66.1 KB
ID:	270896
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.23213 seconds with 12 queries