R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Căng thẳng giải cứu cháu bé suýt bị chôn sống vì hủ tục
Một số người dân tộc Mày (Quảng Trị) vẫn tin vào chuyện "ma rừng" và thực hiện hủ tục chôn sống hài nhi cùng mẹ nếu sản phụ không may qua đời sau khi sinh. Mới đây, các chiến sỹ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo (Quảng Bình) kịp thời cứu sống một cháu bé suýt bị chôn sống.
Căng như giải cứu con tin
Năm 2006, cháu bé Pi Yo Rong người dân tộc Gia Rai làng Kon Thụp, Mang Yang (Gia Lai) cũng được cứu sống trong hoàn cảnh như Hồ Dưỡng. Mẹ cháu khi vừa mới sinh xong, phải lên rừng làm nương rẫy, gặp trời mưa bị cảm lạnh và chết ngay trên rẫy. Người cha của cháu nhất quyết không nhận đứa con của mình nữa, mà nằng nặc đòi cho cháu đi cùng với mẹ. Pi Yo Rong thoát chết nhờ vào gia đình người đàn ông tốt bụng trong làng, đã cứu sống cưu mang và che chở cháu. Hiện cháu đang sống và học tập tại Mái ấm Vinh Sơn (Kon Tum). Cũng tại Gia Lai, cách đây không lâu, có trường hợp mẹ chết, đứa trẻ được bế bỏ vào quan tài cùng người mẹ để đem chôn. Chờ mãi, thấy cháu bé vẫn bình thường, một người thân lấy cả can rượu đổ vào miệng cháu bé cho đến chết, để đem về bên kia thế giới cùng người mẹ xấu số.
Lê vừa địu con sau lưng, vừa bế em trai Hồ Dưỡng trên tay
Đầu tháng 12/2010, chị Hồ Thị Loan (35 tuổi) ở bản Kà Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) sau khi sinh hạ được một cậu con trai nhưng chẳng may qua đời vì bị băng huyết. Sau đó, dân bản và gia đình đã tổ chức ma chay. Trung úy Trương Vĩ Lê, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng của Đồn Biên phòng cửa khẩu Cha Lo kể lại: "Khi tôi và Thiếu tá Võ Duy Diễn đang đi về bản Kà Ai để làm nhiệm vụ trinh sát, vận động quần chúng thì cũng là lúc gia đình anh Hồ Hoàng (chồng chị Loan) có đám ma. Lúc chúng tôi vào nhà, kinh hoàng thấy cảnh một đứa trẻ đang bị buộc chặt vào thi thể người mẹ, chuẩn bị đem đi chôn. Đứa trẻ tím ngắt cứ khóc thét vì đói, đau và rét. Ngay lập tức, chúng tôi điện báo với lãnh đạo Đồn và nhận được sự chỉ đạo, bằng mọi giá phải cứu được đứa trẻ thoát khỏi hủ tục. Mặc dù chúng tôi ra sức thuyết phục, giải thích nhưng gia đình và dân bản vẫn không nghe vì họ sợ "con ma rừng". Trước tình thế đó, anh Diễn ở lại tiếp tục thuyết phục, còn tôi tức tốc đến UBND xã, yêu cầu chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể phối kết hợp can thiệp".
Sau gần 8h đồng hồ, với sự tham gia của công an, bộ đội và rất nhiều đoàn thể của xã, dân bản mới nhận thấy việc tước đoạt sự sống của cháu bé là vi phạm pháp luật và trái với đạo lý. Trung úy Lê tâm sự: "Khi họ chấp nhận nghe lời, chúng tôi đã rơi nước mắt vì vui mừng. Quá trình cứu cháu bé giống như giải thoát con tin vậy, căng thẳng lắm. Anh em chúng tôi nói với nhau rằng, ta đã đánh đuổi được "con ma rừng" để giữ lại mạng sống cho cháu bé. Cháu bé sau đó được đặt tên là Hồ Dưỡng và giao cho cháu Hồ Thị Lê (con gái đầu của chị Loan) nuôi dưỡng".
Về sự việc nói trên, ông Hồ Tuân, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa cho biết: "Sau khi cứu được mạng sống cho cháu Hồ Dưỡng, chúng tôi đã thường xuyên theo dõi và giao cho Trưởng bản Kà Ai, bám sát quá trình nuôi dưỡng cháu. Để đảm bảo điều kiện cho công tác chăm sóc cháu, về phía Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, chính quyền xã, huyện, tỉnh và các cơ quan đoàn thể đã hỗ trợ gia đình bằng cả tinh thần, vật chất, vì bản thân cháu Lê phải nuôi cùng một lúc cả con lẫn em. Sau sự việc đó, chúng tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho dân bản để nhằm mục đích triệt xóa những hủ tục đáng kinh sợ trên".
Cuộc chiến với hủ tục
Để tìm hiểu về cái hủ tục đáng kinh sợ này, chúng tôi đã tìm gặp ông Hồ Pheo, người dân tộc Mày, Phó Chủ tịch HĐND xã Dân Hóa. ông Pheo cho hay: "Dân tộc Mày sống gắn bó với cái rừng, cái núi và con suối linh thiêng, nên nảy sinh nhiều luật tục đượm chất hoang dã. Khắt khe nhất là luật tục về phụ nữ sinh đẻ. Một người phụ nữ trong thời gian sinh con, được gia đình làm cho một cái chòi để ở riêng. Sau khi sinh xong, hai mẹ con phải ở đó cho đến khi nào con biết cười. Lúc này, hai vợ chồng mới tiến hành làm lễ đuổi cái dơ bẩn, bệnh tật đi cho đứa con được sạch sẽ. Sau đó, gia đình mới đón cả hai mẹ con vào nhà. Khi làm lễ tục phải đảm bảo, nếu không khi đưa con về nhà sẽ bị "con ma rừng" theo đuổi.
Lễ tục diễn ra với hình thức: Đào một cái hố sâu, rồi trải lá dong rừng xuống, lấy mấy viên đá nhặt ở cái khe suối về nung lên cho đỏ, đặt lên trên lá dong. Sau đó, cạo lấy ba nắm rễ cây Lạng Hang bỏ vào, hai vợ chồng cầm hai nhánh cây dầu thơm ngồi ở trên hố và dội nước vào. Khi khói bay lên thì giơ đứa con lên cho cái dơ bẩn, bệnh tật bay theo gió, theo mây. Cái mùi thơm của khói bay lên từ hố sẽ đuổi "con ma" về với rừng. Đó là trường hợp "mẹ tròn con vuông". Còn trường hợp khi sinh mà mẹ chết thì phải đem đứa con chôn cùng mẹ để "ma rừng" không vào bản làng phá phách. Gia đình nào có người sau khi sinh bị chết mà không chôn con theo mẹ thì sẽ chịu áp lực rất lớn của cả bản làng trước "lời nguyền của con ma rừng". Luật tục là vậy, nhưng tôi không tin. Tôi nghĩ, tất cả đều xuất phát từ nhận thức của người dân thôi, làm gì có ma rừng".
Để gạt đi được những lối suy nghĩ cổ hủ mà bà con dân tộc Mày bản Kà Ai, là trách nhiệm của các cấp chính quyền cùng toàn thể cộng đồng. Với cháu Hồ Dưỡng, các anh bộ đội biên phòng như những người cha, người mẹ thứ hai bởi nếu không có các anh, chắc giờ này cháu bé đã cùng mẹ vĩnh viễn nằm chung một nấm mồ.
(Theo ĐSPL)
|