Giá hồ tiêu tăng đột biến đă khiến hàng ngàn hộ nông dân Gia Lai trở thành tỷ phú. Hệ lụy của sự đổi đời này là hàng loạt vườn cà phê đang bị chặt bỏ để đầu tư trồng hồ tiêu.
Lại điệp khúc “chặt - trồng”
Từ khi du nhập vào Tây Nguyên, chưa bao giờ hồ tiêu lại được giá như 3 năm gần đây. Chỉ riêng niên vụ 2010 – 2011, giá hồ tiêu đă có lúc vọt lên trên 100.000 đồng/kg. Nhiều hộ dân ở Gia Lai chỉ sau một vụ thu hoạch đă vụt trở thành tỷ phú. Không kể những khu vực “cựu trào” như Chư Sê, Chư Pưh, những vùng đất mới như các xă Ia Pia, xă Ia Vê, Ia Ga (Chư Prông) đă có hàng trăm hộ dân thu hoạch được từ 10 - 30 tấn hồ tiêu…
Cà phê bị chặt bỏ để nhường đất cho cây hồ tiêu.
Anh Nguyễn Văn Tập ở thôn 4, xă Ia Pia cho biết: Với khoảng gần 30 tấn hồ tiêu thu hoạch được, trừ tất cả chi phí, anh lăi ṛng gần 2,5 tỷ đồng. So sánh cho thấy: Dù được giá như năm nay th́ trên cùng một đơn vị diện tích, trồng hồ tiêu cho lăi gấp hơn 5 lần cà phê, chưa kể làm cà phê vất vả hơn nhiều…
Điều này đă khiến cho nhiều nhà nông cuốn theo cơn sốt hồ tiêu. Nhà nhà hăm hở chuẩn bị trồng hồ tiêu bằng mọi giá. Chỉ tính riêng Chư Sê, Chư Prông, Chư Pưh, hàng trăm ha cà phê đă bị phá bỏ không thương tiếc. Đâu đâu cũng thấy những vườn nhô nhố những trụ bê tông, trụ gỗ, c̣n xung quanh chất đầy xác cây cà phê. Nhỏ th́ dăm ba sào, lớn th́ vài ha…
Cơn sốt hồ tiêu khiến nhà nông gần như không cần tính toán. Họ đầu tư trồng mới ở cả những nơi không rơ chất đất có phù hợp không, nước tưới có đảm bảo không... Anh Nguyễn Tiến Duật ở làng Lu, xă Kông Htok (huyện Chư Sê) vừa phá đi mấy sào cà phê để trồng hồ tiêu. Thấy chúng tôi tần ngần bên thửa cà phê xanh mướt, trĩu trịt những quả non đang chờ “ngày tận số”, anh cười: “Tiếc làm ǵ. Cơ chế thị trường, hễ cái nào lợi th́ làm thôi…”. Anh cho hay: Ḿnh phá dăm sào đă ăn chung ǵ. Có nhà phá một lúc đến 3ha cà phê nữa kia…
C̣n nhớ, những năm 1994 – 1997, khi cà phê được giá, nông dân các huyện này cũng đă phá bỏ hồ tiêu để trồng cà phê, hăm hở không khác bây giờ…
Hậu quả khó lường
Đề cập đến cơn sốt chặt cà phê, trồng tiêu, ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cũng chỉ biết… lắc đầu. Theo ông đây là sai lầm cố hữu của bà con nông dân: Hễ cứ thấy loại cây ǵ được giá là chạy đuổi. Họ không nghĩ rằng hồ tiêu là loại cây đặc thù, không thể phát triển bằng mọi giá. Nó đ̣i hỏi điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nước tưới… khá nghiêm ngặt.
Người trồng tiêu phải nắm vững kỹ thuật, có kinh nghiệm để xử lư dịch bệnh bất thường, mà nan giải nhất là bệnh chết nhanh (hiện vẫn chưa t́m ra phương thuốc đặc trị)…
Hiện nay mỗi trụ gỗ làm vườn tiêu được thương lái bán với giá trên dưới 200 ngh́n tùy loại. Nếu mỗi ha hồ tiêu cần khoảng 2.000 trụ th́ diện tích hồ tiêu phát sinh trong năm nay chắc chắn sẽ ngốn một diện tích rừng không nhỏ…
Bên cạnh đó, giá hồ tiêu luôn theo chu kỳ h́nh sin, lúc xuống lúc lên. Biên độ giá dao động rất cao do tùy thuộc vào t́nh h́nh thời tiết của các nước sản xuất hồ tiêu lớn. Nhu cầu của thế giới cũng có hạn, nếu phát triển ồ ạt th́ chắc chắn sẽ đến lúc phải bán đổ, bán tháo…
Đó là chưa nói đầu tư cho hồ tiêu rất cao. Mỗi ha từ kiến thiết ban đầu đến năm thứ 4 mới cho thu hoạch bói lên đến 700 triệu đồng. Chỉ cần một rủi ro nhỏ, người trồng tiêu có thể ôm nợ suốt đời…
Thực tế ở Chư Sê đă có không ít trường hợp minh chứng cho điều ông Bính cảnh báo. Ông Phạm Thế Vinh (thôn Hô Bi, xă Chư Pơng) đang phát sầu v́ vườn hồ tiêu 3ha th́ có 2ha thường xuyên thiếu nước tưới. Ông tiếc đứt ruột v́ hơn 1 tỷ đồng đầu tư kể như bỏ trôi sông v́ quyết định sai lầm của ḿnh. Ở thôn Hô Bua hiện có hàng chục hộ gánh số nợ tiền tỷ v́ hồ tiêu như ông Vinh.
Quốc Dinh
Theo DanViet