R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Ngôi nhà B́nh yên và những câu chuyện số phận
Là con gái thứ hai trong một gia đ́nh nông dân nghèo, tuổi thơ theo kư ức của V. chỉ là những kỷ niệm đau buồn về những trận đ̣n roi, những lời mắng chửi của ông bố nghiện rượu trong cả những bữa ăn đạm bạc.
Đứa trẻ không… biết đau!
Cậu bé T (sinh tháng 11-2007) cùng mẹ đến Ngôi nhà B́nh yên (NNBY) vào khoảng hơn 4g chiều một ngày thứ Bảy. Hai mẹ con bước vào Pḥng tham vấn cùng một người tự xưng là hàng xóm. Chị cho biết chị tên là P, v́ thấy bức xúc và thương tâm đối với t́nh cảnh hai mẹ con T nên chị và những người hàng xóm bàn nhau chụp ảnh, đưa họ đến tham vấn tại NNBY.
Theo người hàng xóm, bố T là kẻ không c̣n tính người, hắn đánh thằng bé nhiều đến nỗi "nó muốn khóc lắm, nước mắt dường như chực chờ để tuôn ra vậy mà chỉ cần quát một tiếng là im bặt, không c̣n đâu dấu vết của nước mắt nữa…". Gần bốn tuổi mà T trông chỉ bằng một nửa những đứa trẻ khác, chân tay c̣i cọc, đầu chi chít những vết sẹo lồi, lơm to nhỏ, cả cũ lẫn mới mà nh́n vào ai cũng phải kinh hoàng. Chị P c̣n mang đến vô số bức ảnh chụp những vết thương ở mông, ở bộ phận sinh dục, những vết hằn nhỏ chằng chịt trên lưng T.
Điều khiến bất kỳ ai cũng đau ḷng là sau khi đến NNBY, T cứ thấy bứt rứt, khó chịu. Em tỏ ra chậm chạp và sợ sệt, luôn nép vào mẹ, không dám thở mạnh, không dám nói một tiếng, không dám quậy phá như tất cả những đứa trẻ cùng tuổi. Các nhân viên xă hội đă đưa em đến Bệnh viện Nhi Trung ương chụp chiếu, và phát hiện ra bên cạnh những vết thương kia, em c̣n bị bố đánh găy chiếc xương sườn số sáu từ khi nào, giờ th́ đă đang trong thời gian liền lại!
Tôi bế thằng bé quanh quẩn trong Pḥng tham vấn, chỉ cho em một món đồ chơi, T vồ lấy như cần lắm một thứ ǵ khiến nó được vui, được quên đi nỗi đau mà nó không được quyền biết đau. Em dường như đă bắt đầu cảm nhận được sự yêu thương từ những người lạ và tự tin hơn. Trước khi về NNBY, T đă nở một nụ cười thật đáng yêu, và "bai bai" chúng tôi…

Đừng cam chịu bạo lực v́ bạo lực sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con trẻ sau này
Nước mắt chỉ chảy xuôi!
Bà N năm nay tṛn 73 tuổi. Vợ chồng bà sinh được bốn người con, ba trai, một gái đều đă trưởng thành và lập gia đ́nh. Những tưởng, bà N có thể sống nốt những ngày cuối đời sum vầy bên con cháu. Thế nhưng, từ ngày chồng mất, bà N sống cùng gia đ́nh con trai thứ hai tên H -một đệ tử lưu linh, H nghiện rượu nặng đến mức nhiều lúc mất hết lư trí.
Bất cứ chuyện ǵ H cũng có thể gây chuyện để chửi bới mẹ, thậm chí thẳng thừng chửi rủa mẹ chết quách đi, dí tay vào trán, đánh vào đầu… Có lần, H c̣n chửi thâu đêm, khiến bà và cả hàng xóm không thể nào chợp mắt. Bà N ở trên gác hai, vợ chồng H ở dưới nhà, nhưng cả nhà lại chung một pḥng vệ sinh, và cứ khi nào bà xuống đi vệ sinh là H lại gây sự với mẹ. Có lần, nhà H đang ăn cơm th́ bà đi xuống, H cho rằng bà làm ảnh hưởng đến bữa cơm và không ngần ngại cầm xô nước đổ từ đầu đến chân bà khiến bà tối tăm mặt mũi…
Ngày giỗ bố, con cháu dâu rể về thắp hương, H tỏ thái độ không bằng ḷng, ngồi uống rượu, miệng chửi suốt bữa ăn làm mọi người bỏ ra về hết. Cứ như vậy, t́nh cảm anh chị em trong gia đ́nh ngày càng xa cách, thậm chí H c̣n cấm đoán không cho bất cứ ai bước vào nhà thăm mẹ, ai "to gan" đến nhà là H chửi và dọa dẫm, đánh đuổi. Lâu dần, các con cháu muốn đến thăm và chăm sóc bà cũng ngại và… bất lực. Mới đây, H thẳng thừng đuổi mẹ ra khỏi nhà. Một người cháu họ biết chuyện đă đưa bà N t́m đến NNBY.
Thế nhưng, khi được hỏi đă khi nào bà nhờ chính quyền can thiệp, bảo vệ trước hành vi của con trai hay không th́ bà N cho biết H đă từng ba lần phải đi cải tạo v́ đánh nhau, gây rối trật tự, do vậy bà không muốn tŕnh báo, sợ con lại bị bắt đi nữa. Bà chỉ muốn nhờ chính quyền, các cơ quan chức năng tư vấn, can thiệp để hàng ngày không c̣n phải chịu áp lực bạo hành từ con, chứ không muốn con ḿnh phải khổ, phải đi tù... Các nhân viên tham vấn của NNBY đă khuyên bà N không thể cứ "nước mắt chảy xuôi" măi với H được, bởi sẽ làm gia tăng bạo hành gia đ́nh, khiến H đánh mất đạo đức con người…
Đứa trẻ hai lần bị bán…
Một ngày cuối xuân, các nhân viên Pḥng tham vấn nhận một cuộc điện thoại khẩn từ Pḥng PC14 CA TP Hà Nội, mời đến tiếp nhận một cô gái có thể là nạn nhân bị buôn bán sang Trung Quốc trở về.
Đến số 7 Thiền Quang, họ gặp một cô gái trẻ với khuôn mặt mất ngủ, phờ phạc, quần áo nhầu nhĩ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, CQCA nhanh chóng xác nhận T.T.A.V - tên cô gái đúng là nạn nhân bị buôn bán sang Trung Quốc làm vợ và trở về Việt Nam vào giữa năm 2010. Không những thế, rất có thể V c̣n là nạn nhân của một vụ buôn bán người khi em 10 tuổi.
Là con gái thứ hai trong một gia đ́nh nông dân nghèo, tuổi thơ theo kư ức của V. chỉ là những kỷ niệm đau buồn về những trận đ̣n roi, những lời mắng chửi của ông bố nghiện rượu trong cả những bữa ăn đạm bạc. Bố V nghiện rượu cũng v́ suốt ngày đầu tắt mặt tối, thất chí do nghèo đói. V. thương mẹ, em luôn thấy sợ hăi, bất lực, nhỏ nhoi, cô độc... và thường xuyên nằm mơ thấy cha đánh mẹ, c̣n mẹ th́ im lặng nhẫn chịu. V cũng chẳng hiểu tại sao ḿnh luôn bị bố mắng là "con điên", "con rồ"?
Mẹ bệnh nặng, bố chẳng quan tâm, học dở lớp 3 th́ V bỏ học ở nhà, suốt ngày lang thang chơi, và trong một lần đến nhà bạn, em đă bị một gă xe ôm nhẫn tâm lừa bán vào một quán cà phê ở tận Hà Tây. Lúc này, do V quá nhỏ nên chủ quán giữ em làm ôsin, sau hai năm mới bắt đi bán dâm. Lúc đầu V không chấp nhận nên bị đánh, bị nhốt nên buộc phải đồng ư. Các cô gái lớn tuổi hơn làm cùng quán thường nhận tiếp khách thay V v́ thương em quá bé. Bị buộc phải bán dâm đến tận lúc 15 tuổi th́ V may mắn được một người lái xe taxi chuộc ra và đưa về Hà Nội làm thuê ở một quán ăn. Hơn một năm sau, V bỏ việc t́m về quê nhà.
Nghe kể những ǵ xảy ra với V trong bốn năm vắng nhà, mọi người chẳng ai tin. Bố lại càng chẳng tin, ông luôn miệng nhiếc móc "con điên" và không ngừng xỉ vả… Chán chường, V lại bỏ về Hà Nội t́m việc làm và bị hai kẻ bất lương lừa bán sang Quảng Tây, Trung Quốc. May mắn, người đàn ông mua V về đối xử với V khá tốt. Hai lần có thai nhưng cả hai lần V đều bị sảy, thấy sức khỏe không tốt, lại hay ốm đau nên V xin chồng cho về Việt Nam và được chấp nhận.
Giữa năm 2010, V đă về được với gia đ́nh sau ba năm làm vợ nơi xứ người. Cuộc đời của V có lẽ sẽ sáng sủa hơn nếu như những người ruột thịt của V thương yêu và quan tâm đến V hơn. Nhưng không, sau mấy năm bặt tin tức, thấy con trở về tiều tụy hơn, bố V vẫn chẳng động ḷng, xem như không có sự hiện diện của V trên đời. Quá chán chường, V ra Hà Nội t́m việc làm.
V kể, em đă mang đơn tŕnh báo đến một vài nơi những mong bắt được những kẻ lừa bán em phải đền tội nhưng không có kết quả. Nơi th́ từ chối tiếp nhận đơn, nơi th́ nhận nhưng chẳng hồi âm... Không muốn quay về quê nhà, nơi vẫn c̣n cả cha lẫn mẹ nhưng đă từ rất lâu không c̣n là gia đ́nh, không phải là chỗ dựa của ḿnh, V nhọc nhằn kiếm sống ở Hà Nội. Nhưng những ǵ đă trải qua khiến V thấy cuộc sống thật bế tắc, V thường xuyên mất ngủ và gặp ác mộng. Gặp ai, V cũng hỏi thăm xem có một nơi nào mà người ta có thể tin em, có thể giúp em t́m ra những kẻ đă bán em?
Cuối cùng th́ cũng có người mách bảo V t́m đến số 7 Thiền Quang. V đă tới và những người có trách nhiệm ở đây đă tin em, tin V không "điên". Họ đă nhận đơn, đă xác minh và giúp em t́m đến NNBY, với hy vọng đây sẽ là nơi giúp V mở ra một tương lai mới. V đang được giúp đỡ hàn gắn vết thương tâm trí, lấy lại niềm tin, và được học nghề để tự tin kiếm việc làm lương thiện.
C̣n tôi, khi ghi lại những chuyện này, luôn thầm mong cho mong ước của V sẽ thành sự thật, mong cho cuộc sống của bé T và bà cụ N sẽ thoát khỏi cảnh bạo hành, sẽ được yêu thương!
Phương Thảo
PLXH
|