SÀI G̉N (Reuters) - Trong khi Việt Nam cố kềm chế cơn lốc lạm phát, không ít các tiểu thương, công ty nhỏ và vừa cố vùng vẫy để tồn tại.

Đồ gốm sản xuất tại làng nghề Bát Tràng bên bờ sông Hồng ở Hà Nội đang nằm chờ chuyển xuống thuyền, đưa đi bán khắp nơi. Làng này gồm các nhà sản xuất nhỏ, cha truyền con nối với kỹ thuật thấp, vốn nhỏ nên không phát triển được. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/getty Images)
Hăy hỏi bà Lê Thị Báu, tổng giám đốc công ty sản xuất quần áo Nguyên Tâm Foci từng được tạp chí tiêu thụ ở Việt Nam nhiều năm công nhận là một trong 100 thương hiệu vững mạnh nhất.
Năm nay, lợi nhuận tuột dốc buộc bà Báu phải sa thải 60% trong tổng số 400 nhân viên tại cơ sở sản xuất ở Sài g̣n. Việc kinh doanh của bà đă bị sức ép liên tục bởi giá cả tiêu thụ lên cao và lăi suất tăng vọt đến 20%, mà những người vay đang đối diện.
“Khó ḷng kiếm được đồng tiền lời trong việc sản xuất hàng hóa”. Bà Báu nói.
Tiểu thương, công ty sản xuất nhỏ, trong suốt thập niên qua, đă trở thành thành phần cốt lơi của nền kinh tế Việt Nam. Đại đa số các công ty tại Việt Nam đều là các công ty nhỏ và vừa.
Bà Báu nói số lượng quần áo mà công ty bà bán ra đă sụt hẳn v́ người tiêu thụ bị buộc phải chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu hơn nên bỏ không mua các thứ không cần thiết.
So với một năm trước, lạm phát trong tháng 6 năm 2011 lên gần 21%. Tháng 5 và tháng 6, giá thực phẩm gia tăng gần 30% so với năm ngoái trong khi phí tổn chuyển vận tăng 20%.
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2011, tỉ lệ hàng hóa bán lẻ chỉ gia tăng được 6.4% trong khi năm ngoái tăng tới 24.5%.
“Chúng tôi đang ở trong t́nh thế khó khăn, như các công ty khác.” Bà Báu nói. “Nhiều xí nghiệp đă đóng cửa hồi đầu năm nay. Xưởng sản xuất của tôi th́ chạy thất thường.”
Nhưng sự đau khổ của các xí nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang phải chịu đựng có nguồn gốc sâu xa hơn là đợt khó khăn hiện tại. Nguồn gốc của nó là các chính sách kinh tế thiển cận mà các chuyên gia cho rằng cần phải thay đổi nếu nước này muốn tiến đến một mô h́nh kinh tế cân bằng và năng động.
Việt Nam cải cách kinh tế đă sản sinh ra hàng trăm ngàn công ty nhỏ và vừa. Hiệp hội doanh nghiệp cho hay họ đă tạo ra phân nửa tổng số việc làm trên cả nước bên ngoài công việc đồng ruộng.
Nhưng họ là những kẻ thua thiệt trong thế giới kinh doanh, công dân hạng ba sau các công ty quốc doanh và công ty đầu tư ngoại quốc. Họ đang phải chịu đựng lạm phát và chính sách siết chặt tiền tệ.
Trong 5 năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội đă cố đẻ ra một số tập đoàn quốc doanh bắt chước như các hệ thống ‘chaebols’ của Hàn Quốc. Chúng được ưu đăi cho vay tiền ngân hàng lại có mối quan hệ lớn với các quan chức, những điều vô cùng giá trị trong một nước luật lệ không rơ ràng. Các công ty ngoại quốc đầu tư ở Việt Nam thường to hơn, vị thế lớn hơn, lại được ṭa đại sứ của họ hậu thuẫn.
Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc ngân hàng nhà nước, phỏng đoán một phần ba công nhân tại các công ty nhỏ có thể mất việc năm nay, ít nhất là tạm thời. Ông cho hay một phần ba các công ty nhỏ trên cả nước đă ngừng hoạt động từ cuối năm 2010.
Vũ Kim Hạnh, giám đốc Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư, một cơ quan tư nhân cổ động kinh doanh đầu tiên tại Việt Nam, nói rằng bà rúng động về số lượng các lời than phiền, ngay cả những công ty thường không bao giờ kêu ca.
Các công ty nhỏ “đang bị tấn công từ 10 phương”. Bà nói.
Tháng trước, phụ tá giám đốc của một trung tâm khuyến khích các công ty nhỏ và vừa, trong một cuộc họp Pḥng Thương Mại và Công Kỹ Nghệ Việt Nam, thách đố cử tọa gồm toàn là những ông bà cầm đầu các xí nghiệp, nâng giá trị của công ty ḿnh lên. Tuy nhiên, ông đă bị cử tọa nhắc nhở chuyện đó sẽ không xảy ra.
“Tại sao chúng ta không sản xuất phụ tùng cho máy photocopy để kiếm tiền lời nhiều hơn thay v́ tranh nhau làm thùng rác?” Đinh Mạnh Hùng hỏi như vậy th́ liền nghe ông Nguyễn Văn Nghi, giám đốc một công ty sản xuất cơ khí đồ sắt đáp lại: “Chúng ta không có tiền mua bản quyền kỹ thuật”.
Một cuộc khảo cứu gần đây của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cho biết chỉ có khoảng một phần ba các công ty nhỏ và vừa là có thể tiếp cận tín dụng ngân hàng trong khi đến ba phần tư là muốn vay tiền.
“Các công ty nhỏ bị kẹt.” Bà Phạm Thị Thu Hằng, viện trưởng Viện Phát Triển Doanh Nghiệp, trực thuộc Pḥng Thương Mại và Công Kỹ Nghệ Việt Nam, nói. “Họ không thể phát triển lên bên trên cái cỡ nhỏ của họ v́ không vay được vốn cũng như không có kỹ thuật”.
Tại nhiều quốc gia, các công ty nhỏ thúc đẩy sáng kiến ở những lănh vực như kỹ thuật cao và kỹ thuật sinh học. Họ được yểm trợ từ những định chế lớn, những nhà đầu tư và các ngân hàng và các hiệp hội kỹ nghệ.
Việt Nam không ở một trong những hoàn cảnh như thế.
Các công ty nhỏ luôn luôn thiếu vốn và không được hỗ trợ trong khi chính sách nhà nước chỉ ưu ái đối với các công ty quốc doanh và các công ty đầu tư ngoại quốc.
Những công ty tư nhân nào có mối quan hệ với quan chức th́ may ra.
Các doanh nghiệp nhỏ “thường ở các khu vực có lợi nhuận rất thấp và với kỹ thuật rất thấp”, theo lời ông Jonathan Pincus, khoa trưởng trường đào tạo chuyên viên kinh tế Fulbright ở Sài G̣n.
“Những công ty bắt đầu bước vào sản xuất các dịch vụ và sản phẩm tinh vi, có giá trị gia tăng (ở Việt Nam) nằm ở đâu?” Ông hỏi. “Đó là những công ty lớn hơn, nhưng muốn trở thành công ty lớn ở đây rất khó khăn. Nếu anh muốn chen vào các khu vực có lợi nhuận cao hơn một tí, sẽ vô cùng khó khăn cho các công ty nhỏ t́m được nguồn tài chính, rồi lại phải chống đỡ với các kẻ đă ở đó rồi.”
Những công ty lớn nhất ở Việt Nam là các công ty quốc doanh hoặc có mối quan hệ thân thiết với quan chức nhà cầm quyền để hưởng lợi, theo ông. Một vài công ty tư nhân có tính cạnh tranh cao cố gắng phát triển phải nhờ vào sự hỗ trợ vốn của ngoại quốc hoặc từ vốn tư nhân đầu tư.
Để Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực Việt Nam cần phải chấp nhận tạo dựng một khu vực doanh nghiệp nhỏ năng động, theo ư kiến của ông Marco Breu, giám đốc điều hành công ty McKinsey & Co ở Sài G̣n.
Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà cầm quyền Việt Nam chỉ làm cho t́nh thế ngày thêm tồi tệ. Lạm phát c̣n lên cao hơn nữa. Nhà cầm quyền tăng lăi suất để giảm tín dụng nhưng tác dụng của nó rất giới hạn, tạo ra t́nh thế khó khăn nhất cho các công ty nhỏ phải ráng chèo chống giữa lạm phát cao và lăi suất cao. (T.N.)
NguoiViet