Ư tưởng xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng vươn ra khỏi thềm lục địa, tiến vào vùng biển sâu không được biết tới nhiều trong một thập kỷ qua.
Nhưng điều đó không có nghĩa quốc gia “lắm tiền” này không có tham vọng phát triển hải quân tầm cỡ thế giới, mà đơn giản rằng họ không được sự chú ư nhiều như đối với người láng giềng Trung Quốc.
Một ḥn đảo phía nam luôn mâu thuẫn với đất liền, dân cư địa phương phản ứng kịch liệt trước sự xây dựng một căn cứ quân sự lớn, vấn đề bảo vệ rặng san hô đáy biển là một câu hỏi lớn của các nhà khoa học. Liệu đây có phải là những thông tin quen thuộc liên quan tới tranh chấp kéo dài về việc xây dựng căn cứ Mỹ tại đảo Okinawa, Nhật Bản?
Câu trả lời là không. Đây là ḥn đảo Jeju-do nằm phía nam của Hàn Quốc. Chính phủ quốc gia này đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm hải quân cỡ lớn tại làng Gangjeong – ngôi nhà trong tương lai của hạm đội tàu chiến cỡ lớn và rất hiện đại của Hàn Quốc trong tương lai không xa.
Với mối đe dọa ngày càng lớn của hải quân Trung Quốc, Hàn Quốc cũng đang buộc phải “ph́nh to” hải quân và thực hiện tham vọng sở hữu hải đội có tầm cỡ thế giới.
Hải quân Hàn Quốc có những hạm đội tàu chiến mạnh
Lực lượng hải quân nước sâu của Hàn Quốc được xây dựng dựa trên ṇng cốt là những tàu chiến có trang bị hệ thống dẫn đường cho tên lửa phức tạp. Hai tàu chiến thuộc diện “hàng khủng” có trang bị hệ thống Aegis có trọng lượng choán nước 7.600 tấn vừa tham gia vào biên chế hải quân Hàn Quốc đă khẳng định tham vọng của quốc gia này.
Tàu tấn công-đổ bộ lớp Dokdo có khả năng chuyên trở trực thăng và sắp tới là cả các máy bay không người lái.
Ngoài ra, với khoảng nửa tá tàu chiến có trọng lượng choán nước 4.500 tấn cùng các tàu tấn công và tàu ngầm, hải quân Hàn Quốc có một sức mạnh đáng kể.
Dokdo – tàu tấn công-đổ bộ có trọng lượng choán nước 18.000 tấn là hạt nhân dẫn đầu cho hạm đội tàu chiến chiến lược của hải quân Hàn Quốc. Dokdo lớn hơn mọi tàu chiến mà hải quân Nhật Bản và thậm chí cả hải quân Trung Quốc đang sở hữu. Đây là tàu chiến lớn nhất của các quốc gia Đông Á.
Danh hiệu của Dokdo vẫn sẽ được duy tŕ cho tới khi Trung Quốc chính thức đưa tàu sân bay vào hoạt động. Trên thực tế, tàu sân bay của hải quân Trung Quốc khiến cho báo chí tốn nhiều giấy mực vẫn đang phải “đánh vật” với quá tŕnh sửa chữa và chuẩn bị.
Mặc dù tác dụng chính của sân bay trên tàu Dokdo là hỗ trợ máy bay trực thăng và lính thủy đánh bộ, tuy nhiên nó cũng có khả năng hỗ trợ thêm cho các máy bay chiến đấu không người lái. Và hiện tại, Hàn Quốc đang có kế hoạch chế tạo thêm một số tàu giống như Dokdo với trọng lượng nhỏ hơn.
Nguyên nhân của chiến lược này
Lư giải cho nguyên nhân phát triển hải quân chóng mặt, giống như người láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc tuyên bố đây là sự cần thiết để đưa sức mạnh quân sự vượt ra vùng biển quốc tế nhằm hỗ trợ các hoạt động ǵn giữ ḥa b́nh cũng như cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra.
Đảo Jeju từ lâu đă được coi là thiên đường du lịch tại Xứ sở Kim Chi.
Nhưng theo các chuyên gia quân sự th́ lời giải thích hợp t́nh hợp lư hơn chính là qui mô của nền kinh tế. Khi qui mô của nền kinh tế tăng trưởng, “phần chia” tài chính dành cho hải quân cũng lớn dần, do vậy các quốc gia sẽ tiến hành “mở rộng trước, t́m lư do sau”.
Căn cứ hải quân ở phía nam đảo Jeju là một bước tiến rơ ràng chứng minh tham vọng vươn ra biển sâu của Hàn Quốc. Và quốc gia này cũng chọn địa điểm căn cứ ở phía nam nhằm tránh càng xa càng tốt "người láng giềng nóng tính" Triều Tiên ở phía bắc. Cho dù Triều Tiên được coi là kẻ thù chính của Hàn Quốc, nhưng trên thực tế, người dân 2 miền vẫn cùng một dân tộc.
Sau khi hoàn thành vào năm 2014, căn cứ này sẽ là ngôi nhà mới cho khoảng 20 tàu chiến và tàu ngầm hiện đại nhất của Hàn Quốc. Căn cứ ở Jeju sẽ có khả năng chứa hai tàu chiến cỡ lớn cùng một lúc. Điều an ủi duy nhất đối với người dân đảo Jeju là căn cứ hải quân hùng mạnh mới sẽ kích thích số lượng khách du lịch tới thăm quan.
Hoàn cảnh mới và tương lai của chiến lược vươn tầm hải quân của Hàn Quốc.
Chiến lược đưa Hải quân Hàn Quốc vươn ra vùng biển sâu được phát triển vào cuối những năm 1990. Đây là thời ḱ mà mối quan hệ giữa hai miền Triều Tiên khá êm ấm khi chính sách
Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung vẫn phát huy tác dụng.
Chính sách
Ánh dương của cựu tổng thống Kim Dea-jung và thời ḱ "cơm lành canh ngọt" với Triều Tiên đă qua từ lâu.
Nhưng t́nh h́nh hiện nay đă đổi khác rất nhiều. Trái ngược với việc hải quân Trung Quốc ít gây phiền nhiễu tới bờ biển Hàn Quốc, Triều Tiên lại chứng tỏ ḿnh là một thế lực đáng gờm. Vào năm ngoái, tàu ngầm Triều Tiên đă bắn ch́m tàu khu trục Cheonan và cướp đi sinh mạng của hơn 40 thủy thủ.
Có vẻ các quan chức Hàn Quốc đă quá chú trọng vào tham vọng vươn ra vùng biển sâu mà lơ là mối đe dọa chính đối với quốc gia này chính là người anh em Triều Tiên ở phía bắc. Và những sự kiện đau thương xảy ra vào năm 2010 cũng đă góp phần làm thay đổi kế hoạch của hải quân Hàn Quốc.
Ư tưởng “vươn ra biển sâu” càng ngày càng ít được nhắc tới và chính phủ đă rút lại “Chiến Lược Hải Quân Đại Dương”.
Hữu Nghĩa (theo Asian Sentinel)