Đôi vợ chồng dù sống ly thân nhưng vẫn gượng nắm tay nhau và cùng mỉm cười để che mắt thiên hạ là h́nh ảnh mà một số chuyên gia phân tích dùng để miêu tả mối quan hệ giữa Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng.
Theo những chuyên gia này, quan hệ Trung – Triều nh́n bề ngoài có vẻ như rất “mặn nồng” với nhiều chuyến viếng thăm cấp cao cùng hàng loạt dự án kinh tế mới. Tuy nhiên, thực chất mối quan hệ này lại không xuất phát từ ḷng chân thành.
Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc và Triều Tiên kỷ niệm 50 năm ngày kư kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ song phương. Đài truyền h́nh quốc gia Triều Tiên tường thuật trực tiếp một biểu diễu binh long trọng nhằm kỷ niệm ngày thắt chặt t́nh thân với láng giềng Trung Quốc.
Hăng thông tấn chính thức của Triều Tiên (KCNA) cũng đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gửi một bức thư cho nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, trong đó nhấn mạnh đến việc duy tŕ mối quan hệ song phương,
KCNA c̣n dẫn lời Chủ tịch Triều Tiên khẳng định rằng, quan hệ giữa B́nh Nhưỡng và Bắc Kinh “luôn bền vững qua bao thăng trầm lịch sử” và mối quan hệ này “đóng góp rất nhiều” trong việc duy tŕ ḥa b́nh tại Đông Bắc Á cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới.
Triều Tiên mở tiệc linh đ́nh đón quan chức Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 50 năm kư kết hiệp ước hữu nghị.
Giới phân tích cho rằng, tấm ḷng của B́nh Nhưỡng quá đỗi chân t́nh, trong khi Bắc Kinh lại không như vậy. Trong khi đó, nếu quan sát kỹ mọi động thái trong mối quan hệ này th́ có thể nhận ra sự không chân thành của Bắc Kinh.
“Nếu để ư, chúng ta có thể thấy thay v́ cử một đoàn đại biểu do một ủy viên Bộ chính trị dẫn đầu th́ Trung Quốc lại điều một phái đoàn gồm nhiều quan chức sắp măn nhiệm sang dự buổi lễ kỷ niệm long trọng tại Triều Tiên. Như vậy có thể nói, mối quan hệ này chỉ có cái vỏ bọc đẹp đẽ nhưng thực chất bên trong rỗng tuếch”, Choi Myeong-hae, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Trung – Triều tại Viện nghiên cứu các vấn đề đối ngoại và an ninh thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nhận định.
Chia sẻ quan điểm này, Shi Yinhong, chuyên gia về Triều Tiên tại ĐH Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc cho rằng: “Thành phần tham gia buổi lễ đó trong đoàn đại biểu Trung Quốc rất quan trọng”.
Ngoài ra, ông này nhấn mạnh, không “hồ hởi” như B́nh Nhưỡng, Bắc Kinh không tổ chức bất kỳ buổi lễ kỷ niệm cấp quốc gia nào để đánh dấu 50 năm ra đời của hiệp ước định h́nh quan hệ Trung – Triều này. “Các sự kiện diễn ra tại Bắc Kinh rơ ràng phụ thuộc vào việc Trung Quốc có muốn hay không”, ông Shi b́nh luận.
Hơn nữa, bản thân hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ song phương Trung – Triều được kư kết năm 1961 cũng có nhiều điểm đặc biệt và đáng lưu tâm. Hiệp ước này từng được gia hạn hai lần, hồi năm 1981 và 2001 và hiện có giá trị tới năm 2021.
Trong bối cảnh hiện nay, giới học giả bắt đầu tranh căi đến việc liệu hiệp ước luôn đề cao mệnh đề “tương trợ lẫn nhau” này có được coi là một hiệp ước quốc pḥng hay không.
Theo một số chuyên gia, hiệp ước này đă nêu quá rơ ràng rằng, hai bên cam kết trao đổi quân sự và sẵn sàng trợ giúp đối tác chống lại các cuộc tấn công từ thế lực bên ngoài. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác lại cho rằng, giới chức và học giả Trung Quốc gần đây không c̣n muốn đề cập đến khía cạnh tương trợ quân sự trong hiệp ước này.
“Hiệp ước này ra đời trong thời gian chiến tranh Lạnh. Khi đó, t́nh hữu nghị và tương trợ lẫn nhau là ch́a khóa của mọi vấn đề. C̣n lĩnh vực quân sự không cần quá chú trọng”, Lu Chao, giám đốc Viện nghiên cứu Triều Tiên tại Học viện Khoa học xă hội Liaoning ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc nhấn mạnh.
Cũng mang luận điệu này, chuyên gia Shi tại ĐH Nhân dân cho rằng: “Điều Trung Quốc muốn chú trọng trong hiệp ước này không phải liên quan đến các vấn đề quân sự. Bắc Kinh chỉ coi hiệp ước này như một minh chứng cho t́nh hữu nghị chứ không phải đồng minh quân sự như B́nh Nhưỡng mong đợi”.
Giới phân tích cho rằng, đằng sau mối quan hệ Trung - Triều là nhiều toan tính của Bắc Kinh. Ảnh minh họa.
Hơn nữa, giới chuyên gia Trung Quốc cũng không muốn diễn giải rơ ràng bản chất của hiệp ước này trong bối cảnh hiện nay. Ví dụ, khi được hỏi về phản ứng của Trung Quốc khi xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai miền Triều Tiên th́ ông Lu trả lời, khi đó, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ ra tay theo hiệp ước quân sự kư với Hàn Quốc năm 1953. Tuy nhiên, ông Lu lại không đề cập đến hiệp ước giữa Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng trong bối cảnh này.
Chuyên gia này khẳng định: “Trung Quốc sẽ không ủng hộ bất cứ hành động khiêu chiến nào trên bán đảo Triều Tiên, bất kể hành động đó là của Triều Tiên hay Mỹ và Hàn Quốc”. Tuy nhiên, ông Shi ngập ngừng khi được hỏi vặn rằng, vậy Bắc Kinh sẽ hành động như thế nào trong bối cảnh đó? Ông Shi chỉ nhấn mạnh, sự sống c̣n của Triều Tiên vô cùng quan trọng đối với lợi ích của Trung Quốc.
Theo Asia Times, câu nói này của ông Shi đủ để nói lên bản chất quan hệ Trung – Triều theo suy nghĩ của Bắc Kinh. Trung Quốc luôn “chở che” và “làm thân” với Triều Tiên bởi coi B́nh Nhưỡng như “sân sau” trong chiến lược cân bằng lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc của ḿnh. V́ vậy, Bắc Kinh không muốn xảy ra bất cứ cuộc chiến nào tại cửa ngơ của ḿnh.
“Đối với Trung Quốc, sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên có ư nghĩa quan trọng hơn cả. Do đó, Bắc Kinh không muốn vào hùa cùng phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt B́nh Nhưỡng bởi nó sẽ đẩy B́nh Nhưỡng vào t́nh cảnh khó khăn, khi đó, vô h́nh chung áp lực sẽ lại dồn lên vai Trung Quốc”, Chang Dal-joong, giáo sư chính trị tại ĐH Quốc gia Seoul nhận định.
Bên cạnh đó, theo ông Chang, việc thắt chặt t́nh thân với Triều Tiên cũng có thể giúp Trung Quốc ḱm hăm sự “ngông nghênh” của B́nh Nhưỡng.
“Bắc Kinh không hoanh nghênh các động thái khiêu khích của B́nh Nhưỡng và cũng không tán thành sự mạo hiểm của Triều Tiên trong chương tŕnh hạt nhân. Tuy nhiên, lợi ích chiến lược của Bắc Kinh không cho phép nước này công khai lên án B́nh Nhưỡng và cắt đứt quan hệ với quốc gia này. V́ vậy, giải pháp hữu ích đối với Trung Quốc trong bối cảnh này là dùng lời lẽ ngon ngọt cùng mối quan hệ bền chặt để chi phối Triều Tiên”, giáo sư Chang nhấn mạnh.
Theo ông, Bắc Kinh từng có một bài học để đời về việc ra mặt chỉ trích B́nh Nhưỡng. Đó là vào năm 2006, khi Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên, Trung Quốc bất ngờ lên án người anh em là ngang ngạnh.
Đáp lại sự trở mặt của Trung Quốc, Triều Tiên “phớt lờ” mọi lời kêu gọi của Bắc Kinh. B́nh Nhưỡng thậm chí tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 2 ở địa điểm chỉ cách biên giới Trung Quốc 80km. Khi đó, Trung Quốc thực sự ngẫm ra một điều rằng, Triều Tiên chính là mối đe dọa trực tiếp đối với ḿnh và cách duy nhất bây giờ là dùng “củ cà rốt” chứ không phải “cây gậy”.
Do đó, chuyên gia Choi Myeong-hae khẳng định, bài học trên giúp Trung Quốc càng phải gắn bó hơn với Triều Tiên và hiệp ước hữu nghị Trung – Triều vẫn có ích đối với Bắc Kinh, ít nhất trong trường hợp này.
Trà My (theo Asia Times)