Bắc Kinh "thèm khát" Biển Đông không chỉ v́ tài nguyên - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-25-2011   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Bắc Kinh "thèm khát" Biển Đông không chỉ v́ tài nguyên

- Trên quan điểm của một thủy thủ tàu ngầm, sự “thèm khát” độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đơn thuần là năng lượng, thủy sản, mà ở đó c̣n là chiến lược tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Đó là nội dung bài viết “Why China Wants South China Sea” trên tờ The Diplomat của tác giả Tetsuo Kotani, nghiên cứu sinh đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Okazaki Nhật Bản.



Ở Biển Đông, Bắc Kinh không chỉ quan tâm đến năng lượng và thủy sản, mà khu vực này c̣n bộ phận không thể tách rời trong chiến tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.

Trong nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực này đối với châu Á, nhà phân tích địa chiến lược Nicholas Spykman đă từng mô tả Biển Đông như “Địa Trung Hải của châu Á”. Gần đây nhất, Biển Đông cũng đă được gọi là “Caribê của Trung Quốc”. Và, cũng như Italia và Mỹ đă kiểm soát Địa Trung Hải và Caribê, Trung Quốc hiện đang t́m cách thống trị Biển Đông.

Rơ ràng các tuyên bố chủ quyền và sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc đang làm gia tăng t́nh trạng căng thẳng ở vùng biển này. Mặc dù phần lớn sự chú ư tập trung vào sự thèm khát các nguồn tài nguyên thủy sản và năng lượng của Bắc Kinh nhưng theo quan điểm của một thủy thủ tàu ngầm, vùng biển này là một phần trong chiến lược tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Và nếu không hiểu rơ quy mô hạt nhân của các tranh chấp ở Biển Đông, sự bành trướng trên biển của Trung Quốc không có ư nghĩa ǵ cả.



Tàu ngầm JL-1 (SLBM) của Trung Quốc

Sở hữu sự răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy là một ưu tiên trong chiến lược quân sự của Trung Quốc. Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Hạ mẫu 092 được trang bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm JL-1 (SLBM) của Trung Quốc chưa từng tiến hành hoạt động tuần tra răn đe trên biển Bột Hải kể từ khi tàu ngầm này được đưa vào hoạt động trong những năm 1980.

Tuy nhiên, Trung Quốc sắp có khả năng tấn công thứ hai đáng tin cậy khi nước này đưa vào sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ tàu ngầm thế hệ hai JL-2 có tầm bắn ước tính 8.000km cùng với DF-31 và DF-31A, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể cơ động trên mặt đất (ICBM). Bên cạnh đó, Trung Quốc có kế hoạch đưa vào hoạt động tới 5 chiếc tàu ngầm lớp Tấn mẫu 094 được trang bị các tên lửa JL-2 và đang xây dựng căn cứ tàu ngầm ở dưới nước ở đảo Hải Nam trên Biển Đông.

Rơ ràng là Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để kiểm soát Biển Đông như Liên Xô trước đây đă từng làm ở biển Okhotsk trong thời Chiến tranh Lạnh. Trước đó, Liên Xô đă từng sử dụng các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và được trang bị tên lửa đạn đạo (SSBN) nhằm chống lại khả năng triển khai các ICBM của Mỹ ở trên mặt đất. Sự cần thiết phải đảm bảo lực lượng pḥng thủ trước các cuộc tấn công và sự cần thiết phải có sự chỉ huy và kiểm soát hiệu quả cũng đồng nghĩa rằng SSBN của Liên Xô phải được triển khai gần với nước này và được trang bị các tên lửa tầm xa để tấn công Mỹ.

Cùng với biển Barents, Mátxcơva ưu tiên biến biển Okhotsk thành nơi trú ẩn an toàn cho các SSBN bằng cách cải thiện sự pḥng thủ về vật chất cho quần đảo Kuril và tăng cường Hạm đội Thái B́nh Dương đóng ở Vladivostok. Hạm đội Thái B́nh Dương của Liên Xô triển khai 100 tàu ngầm, cùng với 140 tàu chiến, trong đó có một tàu sân bay lớp Kiép, để bảo vệ lực lượng bảo đảm này ở biển Okhotsk.

Cũng giống như vậy, Trung Quốc cần đảm bảo lực lượng bảo đảm này trên Biển Đông và thay đổi chiến lược và học thuyết hàng hải một cách phù hợp. Hiện nay, các chức năng chiến tranh chủ chốt của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gồm: 1) bảo đảm các con đường tiếp cận trên biển tới Đài Loan; 2) tiến hành các chiến dịch ở phía Tây Thái B́nh Dương để không cho các lực lượng thù địch tự do hành động; 3) bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của Trung Quốc; và 4) chặn các tuyến giao thông đường biển của kẻ thù. Với việc đưa vào sử dụng tàu ngầm mẫu 094, việc bảo vệ các SSBN của Trung Quốc sẽ trở thành một chức năng quan trọng khác của Hải quân Trung Quốc, và chức năng này sẽ đ̣i hỏi Trung Quốc phải tiêu diệt các lực lượng chống tàu ngầm chiến lược thù địch và chấm dứt sự kháng cự của các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác ở Biển Đông.

Khả năng chống xâm nhập của Trung Quốc, nhất là đối với các tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân êm hơn, có thể được sử dụng để chống lại các chiến dịch tấn công chống tàu ngầm của kẻ thù. Các tàu sân bay của Trung Quốc, khi được đưa vào hoạt động, sẽ được triển khai ở Biển Đông để buộc các nước láng giềng cùng tuyên bố chủ quyền phải câm lặng.



Yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc

Chiến lược này đă từng áp dụng gần hai thập kỷ trước tại thời điểm Trung Quốc bắt đầu bao vây Biển Đông để lấp đi khoảng trống quyền lực do việc Mỹ rút lực lượng quân sự ra khỏi Philíppin vào năm 1991. Trung Quốc tái khẳng định các tuyên bố chủ quyền “mang tính lịch sử” đối với tất cả các đảo nhỏ, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và gần 80% trong tổng số 3,5 triệu km2 vùng biển chạy dọc theo đường 9 đoạn h́nh chữ U mặc dù không có cơ sở pháp lư quốc tế nào để làm như vậy. Các ḥn đảo nhỏ này có thể sử dụng làm các căn cứ không quân và hải quân cho các hoạt động t́nh báo, theo dơi và do thám, và là các căn cứ để tuyên bố chủ quyền đối với các phần sâu hơn trên Biển Đông để xây dựng căn cứ cho các tàu ngầm được trang bị các tên lửa đạn đạo và các tàu khác.

Trung Quốc diễn giải Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) một cách độc đoán và không chấp nhận các hoạt động quân sự của các tàu và máy bay nước ngoài trên lănh hải của nước này.

Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm thống trị Biển Đông của Trung Quốc đang gặp phải những thách thức lớn. Sự quyết đoán của Trung Quốc không chỉ thổi bùng sự thù hận từ các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác mà c̣n làm gia tăng quan ngại của các nước cũng đi lại trên biển khác như Mỹ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Ấn Độ. Trên hết, không giống như biển Okhotsk, Biển Đông được coi là tuyến hàng hải quan quốc tế được thừa nhận. Bên cạnh đó, do các tên lửa JL-2 không thể vươn tới Los Angeles từ Biển Đông, các tàu ngầm mẫu 094 cần phải đi vào biển Philíppin, nơi Hải quân Mỹ và Lực lượng Pḥng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản đang tiến hành các chiến dịch chống tàu ngầm cường độ cao.

Để làm yên ḷng các nước láng giềng cũng tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc đă tiến hành các cuộc đối thoại và tham vấn với các nước này kể từ những năm 1990. Một kết quả là Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trong đó kêu gọi các giải pháp ḥa b́nh thông qua đối thoại. Tuy nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng kư kết một bộ quy tắc ứng xử mang tính bắt buộc.

Để đối phó với sự quyết đoán gần đây của Trung Quốc, Việt Nam và Philíppin đă tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở các vùng biển tranh chấp và tăng cường quan hệ với Mỹ, với sự hiện diện của Mỹ được cả hai nước coi như là phương pháp răn đe rơ ràng nhất.

Về phần ḿnh, Mỹ đă phản đối hành động quyết đoán của Trung Quốc tại nhiều diễn đàn khu vực bằng cách nhấn mạnh sự quan tâm của nước này đối với quyền tự do hàng hải. Gần đây, Mỹ đă thông báo triển khai các tàu chiến ven biển ở Xinhgapo với hy vọng rằng sự hiện diện của chúng sẽ làm tăng tác dụng răn đe đối với sự quyết đoán của Trung Quốc, giống như Anh triển khai các tàu HMS Prince of Wales và HMS Repulse ở Gibraltar nhằm răn đe Nhật Bản trước đây.

Mặt khác, do các tuyên bố chủ quyền quá mức của Trung Quốc đă dẫn tới các sự cố như đă từng xảy ra năm 2001 với máy bay do thám EP-3 và năm 2009 với tàu USS Impeccable, Mỹ đang t́m kiếm thỏa thuận về biển với Trung Quốc. Mặc dù vậy, Trung Quốc không quan tâm tới bất cứ những ǵ như vậy bởi v́ một thỏa thuận sẽ bào chữa cho sự hiện diện liên tục của Mỹ ở Biển Đông.

Ấn Độ là một nước có vai tṛ quan trọng khác ở Biển Đông. Niu Đêli sẽ sớm đưa vào sử dụng tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên Arihant và có kế hoạch xây dựng hai chiếc tàu tương tự khác bằng cách phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo tầm xa K-4. Tuy nhiên, cho đến khi Ấn Độ thành công trong việc phát triển SLBM tầm xa, các tàu ngầm của nước này sẽ cần phải hoạt động trên Biển Đông để chĩa mũi nhọn vào Bắc Kinh.

Ôxtrâylia cũng quan ngại về t́nh trạng căng thẳng trong khu vực này. Sự ổn định ở Đông Nam Á trong “các con đường tiếp cận phía Bắc” của Ôxtrâylia được các nhà hoạch định chính sách nước này coi là đặc biệt quan trọng như việc một quốc gia thù địch có thể phô trương quyền lực với Ôxtrâylia hay đe dọa các tuyến thương mại đường biển và tuyến đường cung cấp năng lượng cho nước này. Kết quả là người ta hy vọng Ôxtrâylia sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự ở phía Bắc nước này, đồng thời cho phép quân đội Mỹ tiếp cận lớn hơn với các căn cứ quân sự của nước này.

Trong khi đó, Nhật Bản cũng có các quan tâm mang tính chiến lược của nước này đối với Biển Đông, vốn là một tuyến đường biển cực kỳ quan trọng bởi v́ khoảng 90% lượng dầu mỏ nhập khẩu của nước này đang được vận chuyển qua tuyến đường này. Cán cân quyền lực ở Biển Đông có ảnh hưởng lớn đối với an ninh trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản, gồm biển Hoa Đông và biển Philíppin. Bên cạnh đó, nếu Trung Quốc thành công trong việc đạt được khả năng tấn công thứ 2 trên biển bằng cách thống trị Biển Đông, điều đó sẽ làm suy yếu sự tin cậy vào khả năng răn đe mở rộng của Mỹ.


Nhật Bản đă công bố Đại cương chương tŕnh quốc pḥng mới hồi tháng 12/2010, trong đó kêu gọi tăng cường các hoạt động t́nh báo, giám sát và do thám dọc theo chuỗi đảo Ryukyu và tăng cường hạm đội tàu ngầm. Trong cuộc gặp 2+2 (giữa các bộ trưởng quốc pḥng và ngoại giao) của Nhật Bản và Mỹ ở Oasinhtơn gần đây, Tôkyô và Oasinhtơn đă đưa việc duy tŕ an ninh đường biển và tăng cường quan hệ với ASEAN, Ôxtrâylia và Ấn Độ vào các mục tiêu chiến lược chung giữa hai nước.

Tất cả điều này cũng đồng nghĩa rằng Trung Quốc đang đối mặt với t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan trên biển “Okhotsk của Trung Quốc”. Trung Quốc càng t́m cách thống trị tuyến đường biển quốc tế này, nước này càng vấp phải sự thù địch. Để tránh làm t́nh h́nh trở nên tồi tệ thêm, Trung Quốc cần phải thay đổi các tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn cho phù hợp với UNCLOS (và Mỹ cần gia nhập UNCLOS ngay lập tức). Chừng nào Trung Quốc c̣n tiếp tục cách hành xử quyết đoán, các nước láng giềng trên biển của Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác chiến lược với Mỹ, Ấn Độ, Ôxtrâylia và Nhật Bản để thiết lập một hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm trong khu vực.

Tuy nhiên, không chỉ Trung Quốc có trách nhiệm, các quốc gia khác trong khu vực cũng cần t́m cách hợp tác. Nơi nào có khả năng th́ cần theo đuổi việc hợp tác khai thác các vùng biển tranh chấp, và nguy cơ cướp biển ngày càng gia tăng ở Biển Đông cho thấy một vấn đề khác để các quốc gia có thể phối hợp với nhau. Trong khi đó, các nước trong khu vực cần tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về an ninh trên biển tại các diễn đàn như Diễn đàn Khu vực ASEAN và Hội nghị Cấp cao Đông Á.

Sẽ là không dễ dàng nhưng việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử là cơ hội tốt nhất để tránh một cuộc xung đột vũ trang.

Theo The Diplomat Văn Cường [i](gt)
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Why-China-Wants-the-South-China-Sea-440x329.jpg.233.205.cache.jpg
Views:	14
Size:	15.0 KB
ID:	303438
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:30.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05261 seconds with 12 queries