R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
QUỐC HỘI CẦN THẢO LUẬN VỀ BIỂN ĐÔNG
Không biết các ngư dân Việt Nam từng bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu cá và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam có thời gian đi bỏ phiếu bầu ĐBQH hay không, và nếu có, họ đă kỳ vọng ǵ vào các ĐBQH. Nhưng mong rằng, các vị ĐBQH khu vực bầu cử đó, các vị ĐBQH trong tỉnh đó, các vị ĐBQH các tỉnh ven biển, và các ĐBQH khác không thể yên ḷng trước việc biển đảo ḿnh, đồng bào ḿnh bị xâm hại một cách ngang ngược như vậy. Mong rằng, các ĐBQH đủ nghĩa khí và biết cách vận dụng các quy định của pháp luật để đưa vấn đề biển Đông ra công khai, minh bạch tại diễn đàn Quốc hội.
Ngày 14/7/2011, UBTVQH khóa XII đă chốt dự kiến chương tŕnh kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào 21/7. Theo đó, Chính phủ sẽ chỉ gửi báo cáo về công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự vùng biển đảo, nhất là những vấn đề liên quan đến t́nh h́nh Biển Đông để đại biểu tự nghiên cứu, không đưa ra thảo luận tại hội trường. Như vậy, biển Đông sẽ không có trong chương tŕnh nghị sự của kỳ họp lần này. Gửi báo cáo cho từng ĐBQH là đúng, đáp ứng quyền yêu cầu cung cấp thông tin của ĐBQH, nhưng chưa đủ. Quốc hội cần đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận tại phiên họp toàn thể v́ những lẽ sau đây.
Trước hết, Hiến pháp và các Luật liên quan quy định về chức năng quyết định các vấn đề quan trọng có tầm quốc gia, trong đó có những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xă hội, quốc pḥng, an ninh của đất nước. Chủ quyền quốc gia luôn luôn là vấn đề quan trọng nhất của một đất nước mà toàn thể Quốc hội có thẩm quyền và bổn phận xem xét, thảo luận và quyết định, chứ không chỉ gửi riêng cho cá nhân ĐBQH tự nghiên cứu. Gửi riêng cho ĐBQH tự nghiên cứu th́ trong trường hợp này, chức năng trên đây của Quốc hội không c̣n có ư nghĩa ǵ nữa.
Thứ hai, theo Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Mọi ư kiến, quan điểm, quyết định quan trọng của Quốc hội đều dược diễn ra tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội, chỉ có ư nghĩa khi được toàn thể Quốc hội xem xét, quyết định. Dĩ nhiên, cá nhân ĐBQH có quyền yêu cầu cung cấp thông tin, và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải đáp ứng yêu cầu. Nhưng có điều, thông tin là để ĐBQH sử dụng nhằm hoạt động hiệu quả hơn ở Quốc hội, chứ không phải để “tự nghiên cứu” rồi dừng ở đó. Mỗi ĐBQH, dù là chủ thể quan trọng nhất của Quốc hội, nếu đứng một ḿnh cũng không có quyền quyết định. V́ vậy, nếu chỉ gửi báo cáo cho từng ĐBQH “tự nghiên cứu”, điều đó không đúng với quy định của Hiến pháp và pháp luật về nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của Quốc hội và làm suy giảm quyền lực của mỗi ĐBQH và toàn thể Quốc hội.
Thứ ba, cũng theo Hiến pháp và pháp luật, ĐBQH và Quốc hội là do cử tri cả nước bầu ra, chịu trách nhiệm trước cử tri. Cử tri, những người đă bầu ra đại biểu Quốc hội có quyền biết đại biểu của ḿnh làm ǵ, nói ǵ, bảo vệ quyền lợi của cử tri và của quốc gia như thế nào. Nếu chỉ gửi báo cáo cho ĐBQH, có thể cử tri cũng tin tưởng tất cả các ĐBQH sẽ “tự nghiên cứu” một cách nghiêm túc. Nhưng cử tri sẽ không biết được điều quan trọng nhất của ĐBQH là ứng xử ra sao, giải quyết các vấn đề của đât nước như thế nào. ĐBQH không phải là nhà nghiên cứu về biển Đông, mà là người đă được cử tri gửi gắm, kỳ vọng lên tiếng, quyết định về những vấn đề liên quan đến biển Đông.
Thứ tư, nếu chỉ gửi báo cáo đến từng ĐBQH tự nghiên cứu mà không thảo luận tại hội trường, điều đó trái với nguyên tắc hoạt động công khai, minh bạch của Quốc hội đă được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội. Nguyên tắc công khai, minh bạch đ̣i hỏi Chính phủ phải chịu trách nhiệm giải tŕnh đầy đủ, rơ ràng về các vấn đề đưa ra bàn, quyết định ở Quốc hội. Trong khi đó, nếu chỉ gửi báo cáo cho ĐBQH, v́ không có trao đi đổi lại tại phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ không có cơ hội yêu cầu Chính phủ giải tŕnh hơn rơ những thông tin mà cử tri và ĐBQH quan tâm về biển Đông. Không những thế, Chính phủ cũng mất đi một cơ hội trần t́nh rơ hơn về những vấn đề chưa rơ ràng.
Sự công khai, minh bạch càng có ư nghĩa khi các vấn đề liên quan đến biển Đông rất hệ trọng đối với tất cả người dân Việt Nam, nhưng thông tin đến với nhân dân lại ít ỏi, nếu chính phủ không giải thích rơ những chính sách của ḿnh trước công luận, có nguy cơ các loại tin đồn, hay thông tin thất thiệt sẽ làm “nhiễu” t́nh h́nh hơn. Chẳng hạn, mới đây nhất là sự “úp úp, mở mở”, “đánh lận con đen” từ phía Trung Quốc về các ư kiến của đặc phái viên, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn trong chuyến công du sang Trung Quốc. Nếu được đưa ra công khai, minh bạch ở Quốc hội, chắc chắn đây là cơ hội tốt cho Chính phủ giải tŕnh rơ ràng hơn về những thông tin c̣n gây thắc mắc, băn khoăn trong xă hội. Lúc đó, ḷng tin của nhân dân vào Quốc hội và Chính phủ tăng lên.
Thứ năm, phải chăng biển Đông không được đưa vào chương tŕnh kỳ họp lần này v́ đây là vấn đề rất hệ trọng, cần có thời gian chuẩn bị? Tuy nhiên, nếu bố trí vào cuối kỳ họp, vẫn có đủ thời gian chuẩn bị để Quốc hội nghe Chính phủ tŕnh bày báo cáo và thảo luận về t́nh h́nh biển Đông.
Thứ sáu, trước lo ngại về tính chất “nhạy cảm” của vấn đề này liên quan đến đối ngoại, an ninh-quốc pḥng, từ trước tới nay Quốc hội vẫn họp kín bàn về những nội dung tương tự. Đây là một phương án. Tuy nhiên, những lư lẽ trên đây cho thấy, họp kín sẽ không mang lại nhiều tác dụng cho dân, cho nước, nhất là trong t́nh h́nh hiện nay. Do vậy, Quốc hội cần thảo luận công khai về các vấn đề liên quan đến biển Đông.
Nếu đưa ra thảo luận công khai, cử tri tin chắc rằng các ĐBQH có thừa cách thức để lên tiếng mà không ảnh hưởng đến đối ngoại, an ninh-quốc pḥng. Hơn nữa, trừ những thông tin liên quan đến bí mật quốc gia, mọi vấn đề khác nếu được lên tiếng tại diễn đàn Quốc hội sẽ chỉ có lợi hơn cho đối nội và đối ngoại. Về đối nội, như đă nói, Chính phủ có cơ hội giải thích, trần t́nh; những nỗi niềm, nguyện vọng của nhân dân được phản ánh tại Quốc hội; thêm ḷng tin trong nhân dân. Về đối ngoại, đă từng có các tuyên bố của Nhà nước, của chính phủ, Bộ ngoại giao, một số đoàn thể về biển Đông. Nay có thêm những tiếng nói tại Quốc hội sẽ san sẻ gánh nặng cho Chính phủ, càng tăng thêm sức nặng ngoại giao, v́ đó là những tiếng nói chính danh, chính đáng nhất, của những người đă được toàn thể nhân dân ủy quyền.
Ngay cả khi biển Đông không có trong chương tŕnh nghị sự chung của kỳ họp, ít nhất cá nhân các ĐBQH có thể tận dụng phiên thảo luận về t́nh h́nh kinh tế-xă hội để lên tiếng về biển Đông, ví dụ như nêu vấn đề bảo vệ ngư dân, xới lại chương tŕnh đánh bắt cá xa bờ v.v…; hoặc đưa Luật Biển và các đạo luật khác về biển đảo vào chương tŕnh lập pháp của Quốc hội. Hơn nữa, dự kiến chương tŕnh kỳ họp trên đây sẽ được đưa ra để toàn thể Quốc hội thảo luận và quyết định tại phiên họp trù bị. Các ĐBQH vẫn có cơ hội đề xuất kiến nghị thảo luận về t́nh h́nh biển Đông, vấn đề hệ trọng hàng đầu đối với quốc gia, dân tộc, nhân dân.
Không biết các ngư dân Việt Nam từng bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu cá và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển Việt Nam có thời gian đi bỏ phiếu bầu ĐBQH hay không, và nếu có, họ đă kỳ vọng ǵ vào các ĐBQH. Nhưng mong rằng, các vị ĐBQH khu vực bầu cử đó, các vị ĐBQH trong tỉnh đó, các vị ĐBQH các tỉnh ven biển, và các ĐBQH khác không thể yên ḷng trước việc biển đảo ḿnh, đồng bào ḿnh bị xâm hại một cách ngang ngược như vậy. Mong rằng, các ĐBQH đủ nghĩa khí và biết cách vận dụng các quy định của pháp luật để đưa vấn đề biển Đông ra công khai, minh bạch tại diễn đàn Quốc hội.
echxanh1968
|