Ngày 9/8/2011, bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu có 6 giờ liên tục tranh căi không nghỉ với các đại diện của chính quyền Syria ở Damascus.
Hai giờ trong đó là trực tiếp với tổng thống Bashar Al-Assad. Ông này đă chuyển “thông điệp cứng rắn” của thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Những yêu cầu chủ yếu là chấm dứt các hành động quân sự chống lại dân thường và xác định chính xác ngày bầu cử quốc hội. Ngược lại, Ankara đe doạ áp dụng những biện pháp khẩn cấp: Coi lănh đạo Syria là bất hợp pháp như đă từng xảy ra đối với Gaddafi.
Phái viên Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo, trong trường hợp các cuộc đàn áp quần chúng vẫn tiếp tục, sẽ khởi động kế hoạch can thiệp của NATO vào công việc của Syria. Giới phân tích nhận định, dường như đó không phải sự can thiệp quy mô lớn mà là những cuộc đột kích chính xác vào các mục tiêu.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ không cho biết các cuộc tấn công này chống lại ai, nhằm vào những mục tiêu nào và được tiến hành dưới danh nghĩa ǵ.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố dứt khoát ủng hộ chuyến công cán này của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuẩn bị chiến tranh?
Ông Assad đă tiếp nhận “sự cảnh báo cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ” một cách b́nh tĩnh và đă khuyến nghị không can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.
Báo chí Lebanon trích dẫn lănh đạo Syria: “Nếu các ngài muốn chiến tranh th́ các ngài sẽ có nó, và đó là cuộc chiến trong toàn khu vực”. Assad cho biết thêm, là quân đội chiến đấu không phải với dân chúng, mà là với “những nhóm khủng bố” đang lật đổ chính quyền hợp pháp.
Thậm chí ông c̣n ám chỉ rằng những tên cực đoan bị người Syria vô hiệu hoá đă được "ném vào" từ lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, phản ứng đối với chuyến thăm của bộ trưởng Ngoại giao là đặc biệt. Một số tờ báo đưa tin Ankara không quá tin vào thành công của chuyến đi của Davutoglu.
Trước đó ở Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ đă diễn ra hội nghị về an ninh của chỉ huy các cơ quan vũ lực với thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Cuộc họp này bàn về chuẩn bị các chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria. Hội nghị cũng đă bàn về những tác động chính trị, kinh tế và quân sự lên chế độ Syria. Đáng lưu ư là ngay lập tức kết quả thảo luận đă được thông báo cho đại sứ Hoa Kỳ.
Người lănh đạo đoàn đại biểu thường trực của Hội đồng Liên bang của Nga tại Hội đồng nghị viện châu Á Rudick Iskuzhin nói với báo “Tin tức”: “Không loại trừ là người Thổ Nhĩ Kỳ định thừa cơ tấn công đánh người Kurd sinh sống ở phía Bắc và Đông – Bắc Syria. Chính xác hơn là đánh những tổ chức cực đoan đang hoạt động tại đây.
Trong các hoạt động của đối lập Syria được chiếu trên màn h́nh TV, có thể thấy rơ những người phản đối cầm trong tay vũ khí bộ binh hiện đại. Xem ra, đó không phải là người Syria, mà là những đại diện của các đơn vị quân sự được vũ trang và tổ chức rất tốt của người Kurd.
Trước đây Ankara chưa gặp phải vấn đề ǵ: Bashar Assad và các cơ quan mật vụ của ông kiểm soát vùng này rất chắc chắn và không để người Kurd tăng áp lực quân sự lên Thổ Nhĩ Kỳ. Đến nay t́nh h́nh đă khác: Các lực lượng vũ trang Syria tập trung sang hướng khác, họ tấn công Hama và các thành luỹ khác của phe đối lập. Họ không làm ǵ các chiến binh người Kurd nữa, và hoạt động của những người này lan sang lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngay ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc bầu cử tháng 6/2011 vừa qua Đảng hoà b́nh và dân chủ ủng hộ người Kurd đă giành được 36 ghế trong Hạ viện Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần ḿnh, Đảng chính nghĩa và phát triển cầm quyền đă tuyên bố chương tŕnh giải quyết vấn đề người Kurd bằng biện pháp hoà b́nh. Sau 31 năm lưu đày, nhà chính trị và nhà thơ người Kurd Kemal Burkan đă trở về nước, và trên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đă có tin về việc chính quyền đàm phán với thủ lĩnh đảng công nhân người Kurd cấp tiến bị tù chung thân Abdullah Ocalan.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)