Hơn 2 tháng nay, hàng trăm người dân xă H’Ra, huyện Mang Yang, Gia Lai lũ lượt kéo nhau vào những cánh rừng ven Quốc lộ 19 để đào bới gốc, rễ loại gỗ sưa (huỳnh đàn đỏ) quư hiếm.
Thời gian qua, những cánh rừng c̣n lại ở phía đông tỉnh Gia Lai không một ngày được yên nghỉ, ngay cả những cánh rừng đang tái sinh cũng bị bới tung. Khi “công cuộc” “săn” trầm vào những tháng mùa khô đă tạm lắng xuống, mùa mưa này lại dấy lên một cuộc t́m kiếm mới: gốc, rễ loại gỗ sưa quư hiếm, c̣n gọi là gỗ huỳnh đàn đỏ.
Từ sáng sớm người dân đă chia nhau thành từng nhóm rồi đi vào rừng đào xới gốc, rễ cây t́m huỳnh đàn
Huỳnh đàn có tên khoa học là Dalbergia bouruana gagu, rễ có nốt sần như cây họ đậu, thân nhẹ nhưng chắc, gỗ của nó quyện chứa nguồn tinh dầu thơm như một loại trầm hương nên không có loài mối mọt nào đục khoét được. Cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu v́ sao huỳnh đàn lại có giá đắt như vậy, khi việc mua bán loại gỗ này được người ta cân đo từng li từng tí như... vàng ṛng, với giá cả chục triệu đồng/kg.
Chính v́ sự hấp dẫn trên mà những ngày qua, hàng trăm người dân xă H’ra đă bỏ bê việc nương rẫy, kéo nhau lên rừng săn t́m gốc, rễ huỳnh đàn. Đặc biệt, ngay cả cánh rừng nguyên sinh đoạn qua đèo Mang Yang (trên Quốc lộ 19) cũng không thoát khỏi sự săn t́m của người dân nơi đây.
Sáng sáng, hàng trăm người dân tập trung kéo nhau lên đèo Mang Yang, chia nhau thành từng nhóm khoảng 20 người, luồn vào các cánh rừng để t́m kiếm những gốc, rễ huỳnh đàn c̣n sót lại. Họ thường mải miết t́m kiếm đến chiều tối mới về.
Anh Đinh Rớt, thôn Kon Cha Ră, xă H’Ra cho biết: “Cách đây hơn 1 tháng, chúng tôi nghe có người trúng huỳnh đàn bán được cả trăm triệu đồng nên nhiều người trong làng sắm thêm đồ, rủ nhau vào rừng đi t́m để bán kiếm tiền. Hơn 1 tháng nay, ḿnh và vợ cũng đi theo để t́m”.
Cũng như anh Rớt, vợ chồng chị H’Lai cũng đă rong ruổi sáng đi tối về trong rừng hơn 1 tháng nay mà vẫn chưa “đổi được đời”. Chị tâm sự, v́ hoàn cảnh khó khăn, nghe người ta nói đào được gốc
huỳnh đàn có thể bán được cả chục triệu nên vợ chồng chị đă để mấy đứa con ở nhà cho chúng đi làm rẫy, c̣n vợ chồng chị theo đoàn lên rừng t́m gốc huỳnh đàn: “Cách đây nửa tháng, nhóm ḿnh t́m được 1 gốc nhưng khi bán phải chia đều cho cả nhóm nên mỗi người cũng được vài trăm ngh́n thôi. Nhóm nào may mắn đào được gốc to th́ mỗi người được chia vài triệu đồng”, chị H’Lai chia sẻ.
Gốc rễ huỳnh đàn được thương lái thu mua với giá vài trăm ngh́n đồng/kg
Những súc gỗ huỳnh đàn "chất lượng" như thế này được bán với giá hàng chục triệu đồng/kg.
Theo t́m hiểu của chúng tôi, chính xác ai là người trong xă đă trúng hàng trăm triệu từ việc đào huỳnh đàn trong rừng th́ bản thân người dân chưa xác định được, vẫn chỉ là nguồn tin đồn thổi. Và gốc, rễ của gỗ huỳnh đàn người dân đào được cũng chỉ được mua với giá vài trăm ngh́n đồng một kg.
Sau vài lần theo đoàn luồn rừng t́m đào gốc rễ huỳnh đàn mà chưa gặp may, anh Quen, thôn Kon Cha Ră, nhận thấy công việc của ḿnh quá lăng phí thời gian trong khi nương rẫy không ai chăm sóc. Anh than thở: “Ḿnh có nghe họ nói đào được cả trăm triệu, nhưng khi ḿnh đi vào rừng t́m măi mà chẳng thấy nên ḿnh không đi nữa, ở nhà làm rẫy v́ vợ ḿnh c̣n chăm con nhỏ”.
Việc người dân bỏ bê nương rẫy kéo nhau vào rừng đào gốc rễ huỳnh đàn không chỉ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch lương thực mà nguy hiểm hơn, phong trào này đang đe dọa cả cánh rừng nguyên sinh hai bên đèo Mang Yang, nơi được mệnh danh là đèo “cổng trời”, đoạn qua Quốc lộ 19 từ B́nh Định lên các tỉnh Tây Nguyên. Khi rừng bị đào xới, nơi đây lại đang bước vào mùa mưa, những rủi ro về sạt lở đất, lũ xói ṃn là điều có thể xảy ra.
Việc đào xới ngay chân đèo “cổng trời” khiến kết cấu đất của đèo đang bị phá vỡ, dễ gây sạt lở
Một bờ kè của đèo “cổng trời” bị sạt lở
Theo DânTrí