Gần đây, nhiều người tỏ ra lạc quan hơn về việc tái khởi động vòng đàm phán 6 bên liên quan đến các chương trình hạt nhân của Triều Tiên từng nhiều lần bị gián đoạn cũng như kết quả cuối cùng là Triều Tiên sẽ chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân của họ.
Nguyên do cho sự lạc quan này đến từ việc lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il trong cuộc hội đàm với Tổng thống Dimitry Medvedev nhân chuyến thăm Nga hôm 20/8 đồng ý tạm ngừng các hoạt động phát triển và thử vũ khí hạt nhân.
Hi vọng càng nhân lên khi Chủ tịch Kim liên tục nhắc lại cam kết này trong suốt chuyến thăm Trung Quốc sau đó. Đồng thời, Triều Tiên cũng phấn khởi “khoe” với Bắc Kinh rằng Binh Nhưỡng đang chuẩn bị sẵn sàng để quay lại bàn đàm phán 6 bên mà không cần bất cứ một điều kiện tiên quyết nào.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il(trái) bắt tay Tổng thống Nga Dimitry Medvedev trong chuyến thăm Nga hôm 20/8.
Tuy nhiên, vòng đàm phán 6 bên từng nhiều lần rơi vào tình trạng bế tắc nên sẽ thực chất, không phải ai cũng đặt quá nhiều niềm tin vào những lời hứa của Chủ tịch Kim.
Ngay cả chính quyền Tổng thống Obama cũng bày tỏ sự hoài nghi khi nhấn mạnh rằng Bình Nhưỡng cần tái khẳng định và có trách nhiệm với lời hứa của Chủ tịch Kim Jong Il trước khi nước này quay trở lại bàn dàm phán 6 bên.
Ngoài ra, một lần nữa Washington cảnh báo Bình Nhưỡng rằng họ sẽ phải đối mặt với sự cô lập ngày càng lớn từ cộng đồng thế giới nếu như họ không từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Song Triều Tiên dường như đã có sự chuẩn bị cho tất cả những sự hăm dọa đó. Một nguyên nhân là chỉ khi nào Nga và Trung Quốc sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên thì Chủ tịch Kim mới thực sự bị cô lập.
Mặt khác, Triều Tiên luôn tin rằng, với vũ khí hạt nhân thì cuối cùng Mỹ và đồng minh sẽ nhận ra rằng thấy họ rất nguy hiểm nếu không nhượng bộ về kinh tế cũng như chính trị.
Dù vậy, Bình Nhưỡng cũng không trông mong việc các lãnh đạo Mỹ có khuynh hướng cố bám lấy các chinh sách bị nhiều người coi là "ngốc" và phản tác dụng.
Chẳng hạn, thật không khôn ngoan khi suốt một thập kỷ sau ngày thành lập nước Trung Quốc năm 1949, hai thập kỷ sau cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ vẫn ngoan cố không thiết lập quan hệ thân thiện với Bắc Kinh và Hà Nội. Và rõ ràng cũng thật "ngốc" khi Mỹ tiếp tục “ghẻ lạnh” với Iran.
Tương tự, Mỹ sẽ phạm thêm một sai lầm nữa nếu tiếp tục nỗ lực nhằm cô lập chương trình hạt nhân của Triều Tiên bởi vì chẳng có gì sự đảm bảo rằng Washington sẽ không kiệt sức và bị dồn đến chân tường khi theo đuổi con đường nguy hiểm này.
Để ngăn chặn một kết cục không mong muốn như vậy, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nên xem xét chọn lựa những chính sách sáng tạo và khôn ngoan hơn.
Ngoài ra, thay vì cố bám vào hi vọng rằng một ngày nào đấy Triều Tiên sẽ đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân và trở thành một quốc gia phi hạt nhân hóa, quan chức Mỹ cũng nên chấp nhận một diễn biến mang tính thực tế hơn nhằm tìm cách thích ứng tốt nhất với một quốc gia hạt nhân Triều Tiên. (Điều này cũng sẽ có lợi cho Mỹ để có một sự chấp nhận tương tự đối với Iran).
Lê Dung (theo National Interest)