Cuối tuần qua, Hà Lan đă đánh bại San Marino với tỉ số... 11-0 tại ṿng loại Euro 2012. Và đó cũng là màn ăn mừng đầy ấn tượng của “lốc da cam” sau khi chiếm lĩnh ngôi vị số một trên bảng xếp hạng của FIFA.
Qua rồi thời kỳ “dây điện”
Trên sân khấu túc cầu giáo tự cổ chí kim, không có đội bóng nào diễn vai “kẻ thất bại vĩ đại” xuất sắc hơn Hà Lan khi họ ba lần lọt vào trận chung kết World Cup và… thua cả ba. Thực tế, bóng đá Hà Lan chưa bao giờ cạn kiệt nhân tài.
Ở một quốc gia mà huyền thoại bóng đá Johan Cruyff được dựng tượng như một danh nhân văn hóa và những câu nói kinh điển của ông về bóng đá như “trong tất cả những cái bất lợi bao giờ cũng có cái thuận lợi” hay “khi chúng ta có bóng, đối phương sẽ không thể ghi bàn”... có thể là đề tài tranh luận của mọi người ở mọi nơi, mọi lúc th́ chẳng có ǵ khó hiểu khi bóng đá được coi là một tôn giáo và tài năng bóng đá nhiều như lá mùa thu.
Đội tuyển Hà Lan đang thăng hoa với lối chơi tấn công tổng lực tuyệt mỹ.
Hà Lan đă sản sinh ra lối đá tấn công tổng lực vốn được coi là tiền thân của trường phái tiqui-taca trứ danh hiện tại và họ sở hữu ḷ đào tạo Ajax Amsterdam nổi tiếng thế giới. Nhưng cũng chính Hà Lan ấy luôn vấp ngă ở những thời khắc quan trọng tại các giải đấu lớn bởi “đoàn kết” luôn là từ hiếm khi tồn tại trong bộ nhớ của các ngôi sao sở hữu cái tôi quá lớn.
Bấy lâu nay, thuật ngữ “dây điện” được báo chí Hà Lan sử dụng thường xuyên để ám chỉ về sự chia rẽ giữa “phe da trắng” với “phe da đen” trong đội tuyển. Nội bộ lục đục chính là nguyên nhân khiến Hà Lan luôn thất bại, đến mức cựu danh thủ Edgar Davids, sau khi bị HLV Guus Hiddink đuổi về nhà tại Euro 1996 đă tiết lộ: “Khi ăn sáng, không ai ngồi cùng ai, trong pḥng thay đồ, chẳng ai nghe lời ai th́ đương nhiên, khi trên sân, nào có ai chịu hy sinh v́ tập thể”.
Nhưng câu chuyện “dây điện” ấy giờ đă lùi xa vào dĩ văng. Từ khi lên nắm quyền thay Van Basten sau World Cup 2006, HLV Bert Van Marwijk đă thiết lập nên một tập thể đề cao sự đoàn kết, thống nhất và ông đă nói thẳng, nôm na: “Anh nào lơ mơ là tôi đuổi, kể cả con rể tôi là Van Bommel”. Từ những chuyện rất nhỏ, đến mức “lặt vặt”, Marwijk cũng đ̣i hỏi mọi cầu thủ phải đề cao tinh thần tập thể, tóm lại là “phải biết yêu quư, nhường nhịn nhau v́ lợi ích chung”. Và hiển nhiên, khi đă trở thành một khối thống nhất, Hà Lan lại khôi phục vị thế “lốc da cam” vốn mang tính thương hiệu.
Phục sinh tấn công tổng lực
Ở World Cup 2010, Hà Lan đă thể hiện lối chơi “chém đinh, chặt sắt” đến mức tiêu cực khiến chẳng ai nhận ra h́nh ảnh hào hoa, tuyệt mỹ của nền bóng đá luôn tôn thờ đấu pháp tấn công tổng lực. Nhưng vấn đề ǵ cũng có cái lư của nó. Sau khi thua Tây Ban Nha ở trận chung kết, Van Marwijk đă khẳng định: “Ai cũng muốn chúng tôi chơi đẹp, nhưng chúng tôi muốn đoạt cúp hơn. C̣n muốn xem Hà Lan đá cống hiến th́… dễ thôi”.
Trên bảng xếp hạng tháng 8 của FIFA, Hà Lan vươn từ vị trí thứ 2 lên đứng đầu với 1.596 điểm, đẩy đương kim vô địch châu Âu và thế giới Tây Ban Nha (1563 điểm) xuống thứ 2.
Nói được, làm được, ngay tại ṿng loại Euro 2012, Hà Lan đă tŕnh diễn một diện mạo đầy sức sống, vừa hào hoa lại vừa hiệu quả (thắng tuyệt đối 7 trận đă đấu). Lối chơi tấn công tổng lực được áp dụng trở lại và mọi đối thủ ở bảng E, từ mạnh tới yếu, đều bị “lốc da cam” cuốn phăng trên hành tŕnh chinh phục ngôi vương Euro 2012. Thậm chí, sau khi thua Hà Lan cả hai lượt trận với tổng tỉ số 3-9, HLV Sandor Egervari của đội tuyển Hungary đă phải thừa nhận: “Chúng tôi thua với cách biệt ấy đă là quá may. Nếu Hà Lan không nương chân, họ có thể thắng bất cứ đối thủ nào”.
Egervari có thể nói không sai, nhưng nếu ngủ quên trên những thành công hiện tại, Hà Lan sẽ lại là một ông vua không ngai, như ngôi vị số một thế giới trên bảng xếp hạng FIFA mà họ vừa chiếm giữ.
Đức Hiếu
Theo DânViệt