Tung tin đồn...
Sự kiện gần đây Công Vinh hết lần này đến lần khác lên báo đưa ra các thông tin có nhiều đội bóng mời chào không phải là mới.
Đầu mùa năm nay, tiền đạo “chân gỗ” Joseph Obina đến B́nh Dương thử việc với cái mác tuyển thủ Nigeria cùng lời đe dọa “Nếu không kư hợp đồng, chỉ vài ngày nữa, tôi sẽ đầu quân cho một CLB Trung Quốc đá giải C-League!”. B́nh Dương sợ mất “hàng hiệu” liền làm theo yêu cầu kư hợp đồng năm đầu 500.000 USD, sang năm thứ hai lên 1 triệu USD và mức lương hằng năm là 200.000 USD. Thế nhưng hết giai đoạn 1 V- League 2011 th́ đường ai nấy đi v́ Joseph lộ rơ là cầu thủ ba lô biết làm giá.
Công Vinh liên tục tung tin đồn được một CLB CH Czech để mắt và HLV Calisto mời về Thai-League
Mới đây nhất là trường hợp cầu thủ Danny đá cho ĐT Long An mùa 2011. Anh này đang làm giá với bầu Đức và dọa nếu HA Gia Lai không nhận ngay th́ sẽ về chơi cho một CLB của Nhật.
Trong khi đó, chiêu bài tung tin đồn cũng được các cầu thủ Việt tận dụng rất tốt, khi liên tiếp Quang Thanh, Đ́nh Tùng... cũng đăng đàn với cách nói “ỡm ờ” như thế để “làm hàng”.
Tất nhiên, đây là một chiêu rất cũ, nhưng vẫn đạt hiệu quả cao khi các CLB đang khan hiếm nguồn cầu thủ và bị cuốn vào cuộc đua “băo tiền”.
Bất ngờ “dở chứng”
Khi mùa giải V-League 2009 c̣n đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, bầu Thắng của ĐT.LA đă phải dựng tóc gáy bởi hai cầu thủ trụ cột của ḿnh là Antonio và Việt Thắng bất ngờ dở chứng, thậm chí chính Antonio c̣n đến gặp trực tiếp bầu Thắng để nói thẳng thừng rằng: “XM.HP nói sẽ sẵn sàng bỏ ra 800 ngàn USD bồi thường hợp đồng”. Thế là mấy trận sau đó cầu thủ này bỏ bê trong tập luyện và thi đấu khiến bầu Thắng phải dọa kỷ luật mới yên. C̣n Việt Thắng th́ lại tuyên bố trên báo chí về trường hợp ra đi của ḿnh để rồi những trận đấu c̣n lại của ĐT.LA anh ngồi trên ghế dự bị. Việt Thắng cũng lập lại chiêu tương tự khi rời Ninh B́nh để “kư nháy” với B.B́nh Dương, dù thực tế cho đến thời điểm anh vẫn chưa có hợp đồng chính thức với đội bóng đất thủ.
Việt Thắng (trái) trong màu áo ĐTVN
Có lẽ HLV nổi tiếng kỷ luật sắt Lê Huỳnh Đức là người bị nuốt “trái đắng” nhiều nhất khi bị cầu thủ “chơi” v́ chính cách kỷ luật nghiêm ngặt của ḿnh. Cách đây 2 năm Molina sau khi thẳng thừng “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” với Đức đă có được 100 ngàn USD lót tay cùng mức lương cao gấp đôi khi “hạ cánh” đến B́nh Dương. Gần đây nhất là tiền vệ trụ cột Nguyễn Rogerio liên tục “dở chứng” để được chuyển đến Sài G̣n Xuân Thành khi mùa bóng kết thúc.
Đột ngột mất tích
Ameida sau một mùa giải thành công với Đà Nẵng đă “làm hàng” bằng cách lấy cớ về nước và cắt mọi liên lạc trong thời gian dài với đội bóng chủ quản, trong khi đó ở khu phố Tây Đề Thám (TP.Hồ Chí Minh) người ta vẫn bắt gặp cầu thủ này cùng Achilefu (cựu cầu thủ nay là “c̣” bóng đá) và những ngoại binh khác cười đùa vui vẻ. Măi cho đến khi Đà Nẵng phải ch́a ra bản gia hạn hợp đồng với mức lương tăng gần gấp đôi cùng một khoản lót tay không nhỏ, chân sút này mới xuất hiện trở lại.
Mới đây, đội bóng xứ bưng biền tiếp tục lại phải đau đầu với “chiêu cũ lặp lại” này khi Samson xin phép lên chơi với bạn gái ở TP.Hồ Chí Minh rồi đột nhiên lặn mất tăm, đó cũng là thời điểm “nhạy cảm” khi có thông tin Hà Nội T&T đang theo đuổi, và quả thực khi mùa giải chưa kết thúc th́ Samson đă hoàn thành bản hợp đồng “khủng” với đội bóng thủ đô.
Như Thành trong màu áo V.Ninh B́nh ở đầu mùa V-League 2011.
Huỳnh Kesley, Amaobi… cũng là những cầu thủ khá rành những chiêu bài này khiến các CLB cứ phải chạy theo dù họ là người nắm đằng cán với bản hợp đồng c̣n hiệu lực trên tay.
Các cầu thủ Việt cũng đang học tập chiêu bài được xem là “cao thủ” này từ các cầu thủ ngoại. Như Thành lặn mất tăm khi mùa giải c̣n chưa kết thúc và mới đây người ta thấy Thành “kếu” ở Sài Thành, cầu thủ này cũng đă thông qua một phóng viên để bày tỏ nguyện vọng t́m bến đỗ mới.
V́ đâu nên nỗi ?
Ở các nước có nền bóng đá phát triển, giá trị cầu thủ được xác định bằng khoản tiền để phá vỡ hợp đồng, cho nên các CLB thường có những điều khoản yêu cầu số tiền phá vỡ hợp đồng là rất lớn (thường là gấp đôi số tiền họ bỏ ra mua về). C̣n ở ta, khi mà các hợp đồng bóng đá c̣n đang khá mập mờ, thậm chí c̣n theo kiểu “đánh lận con đen” th́ giá trị lại được định danh bởi một khoản tiền mà người ta gọi là “lót tay”. Thế nên, một khi ngay bản thân giá trị cầu thủ c̣n chưa được minh bạch, nhất là hầu hết các đội bóng không tự chủ được nguồn cung cầu thủ, th́ thật khó để kiểm soát được các “chiêu” của sao V-League.
Theo Thiên Vũ/ Bưu điện Việt Nam