Vụ nổ lớn tại cơ sở hạt nhân Centraco, vùng Languedoc-Rousillon, miền Nam nước Pháp đang dấy lên mối lo ngại về nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân do bị phóng xạ ṛ rỉ gây ra.
Ngay sau khi xảy ra vụ nổ, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) lập tức liên lạc với giới chức Pháp về t́m hiểu rơ nguyên nhân cũng như biện pháp kiểm soát phóng xạ.
“Trung tâm khẩn cấp của IAEA lập tức bị báo động và chúng tôi đang tích cực phối hợp với phía Pháp để ngăn chặn nguy cơ phóng xạ ṛ rỉ trên diện rộng”, Yukiya Amano, Tổng giám đốc IAEA nhấn mạnh.
Đáp lại những lo ngại của IAEA, công ty Điện lực Pháp (EDF), cơ quan quản lư cơ sở hạt nhân Centraco khẳng định, dù một người thiệt mạng và bốn người khác bị thương sau vụ nổ nhưng đây là tai nạn công nghiệp chứ không phải sự cố hạt nhân.
“Theo thông tin ban đầu chúng tôi nhận được, vụ nổ xảy ra tại một ḷ đốt ở khu vực chứa chất thải hạt nhân Centraco, nơi được sử dụng để làm tan chảy các chất thải kim loại có chứa rất ít phóng xạ”, người phát ngôn của EDF cho biết.
EDF cũng khẳng định mọi chuyện nằm trong tầm kiểm soát và không công nhân bị thương nào bị phơi nhiễm phóng xạ. “Người công nhân thiệt mạng là do vụ nổ, chứ không phải bị nhiễm phóng xạ”, phát ngôn viên của EDF nhấn mạnh.
Trong khi đó, cảnh sát vùng Languedoc-Rousillon cũng cho hay, hiện họ chưa phát hiện thấy phóng xạ ṛ rỉ ra bên ngoài khu vực này – nơi cách thành phố Avignon khoảng 30 km và cách bờ biển Địa Trung Hải khoảng 80 km.
Một nhóm chuyên gia khẩn trương khảo sát để xác định nồng độ phóng xạ.
Dẫu vậy, Pháp vẫn lập một nhóm chuyên gia khẩn trương khảo sát để đánh giá mức độ phóng xạ tại khu vực xảy ra vụ nổ.
Dù công tác điều tra chưa hoàn thiện nhưng giáo sư Andrew Sherry, Giám đốc Viện nghiên cứu hạt nhân Dalton thuộc ĐH Manchester nhận định, vụ nổ ít có nguy cơ dẫn đến khả năng ṛ rỉ phóng xạ bởi cơ sở hạt nhân này chủ yếu xử lư rác thải công nghiệp với nồng độ phóng xạ rất thấp.
Chia sẻ quan điểm này, Dame Sue Ion, kỹ sư hạt nhân tại Học viện Hoàng gia Anh cho rằng: “Dù gây thương vong về người và thiệt hại về vật chất nhưng tác động của vụ nổ chỉ trong nhất thời. Những lo ngại về ảnh hưởng lâu dài của việc ṛ rỉ phóng xạ đối với sức khỏe con người là không đáng có bởi chỉ khi nào các chất đồng vị phóng xạ bị thoát ra ngoài với mật độ lớn mới có thể gây bệnh ung thư, máu trắng”.
Trái lại, ông Malcolm Sperrin, Giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ Y tế và Vật lư thuộc bệnh viện Royal Berkshire nhấn mạnh, bất cứ vụ nổ nào tại một cơ sở hạt nhân đều là những sự cố nghiêm trọng, điển h́nh là những sự cố mà nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản đang phải đối mặt.
“Không ai có thể đảm bảo phóng xạ sẽ không bị ṛ rỉ, dù ở mức độ nguy hiểm hay ở giới hạn cho phép. Chúng ta cần vài giờ hay thậm chí là vài ngày nữa để xác nhận mối lo ngại này”, ông Malcolm Sperrin tuyên bố.
Pháp là một trong những quốc gia phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân nhiều nhất thế giới với lượng điện khổng lồ tới từ 58 ḷ phản ứng hạt nhân nằm rải rác khắp đất nước này. Đây cũng là một trong những nước xuất khẩu nhiều năng lượng hạt nhân và xử lư nhiều chất thải hạt nhân nhất thế giới.
Trà My (theo Theconversation, Xinhua, AP)