Sau châu Phi, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu cũng khiến lục địa già lo ngại bất chấp khu vực này đang ngập lụt trong nợ công và rất cần những món tiền lớn.
Trong bối cảnh khát tiền, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào lục địa già đựơc xem là vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, với các dự án này, không ít giới chức khu vực bày tỏ sự nghi ngờ và làm nảy sinh lo ngại sẽ có những phản ứng "làm khó" quan hệ Trung Quốc – châu Âu.
Gần đây nhất, cựu quan chức Chính phủ cũng là một doanh nhân triệu phú Trung Quốc Huang Nobu đầu tư 85,8 triệu USD để mua lại một nông trại rộng tới 300 km2, Grimsstadir Farm, tại Iceland để mở một khu nghỉ dưỡng có khách sạn, sân gôn và nhiều dịch vụ giải trí khác.
Tuy nhiên, không ít ư kiến trong giới chức nước này nghi ngờ đây là một phần kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng ảnh hưởng tại vùng Bắc Cực giàu tài nguyên này. Dù điều này có đúng hay không, giới phân tích cho rằng nó phù hợp khi Trung Quốc đang trở nên giàu có và khát khao đa dạng hóa để thâm nhập sâu hơn vào châu Âu khi gần đây nước này mở rộng các dự án hạ tầng cơ sở, mua lại các công ty và mua nợ quốc gia của nhiều nước khu vực. Mặc dù vậy, trước các ư kiến trên, Bộ Nội vụ Iceland nói sẽ xem xét kỹ thương vụ này v́ quan ngại về mặt chiến lược.
Ngân hàng Công thương Trung Quốc mở khắp châu Âu.
Nổi lên là một nước mua phần lớn nợ quốc gia châu Âu, Trung Quốc được xem là một nhân tố quan trọng giữ cho khu vực đồng euro c̣n "trụ" được. Dù không ước tính chính xác số tiền Trung Quốc bỏ ra để mua số nợ này, nhưng Ủy ban đối ngoại châu Âu (ECFR) ước tính có đến 25% dự trữ của Trung Quốc bây giờ có thể bằng đồng euro. Nhiều công ty của nước này hoạt động thông qua các trung tâm tài chính ít minh bạch khiến việc theo dơi hoạt động các công ty này trở thành điều không thể, song dường như số các công ty này không ngừng tăng lên.
Ngoài ra, Bộ Quốc pḥng một số nước châu Âu cũng bày tỏ lo lắng khi một số dự án của Trung Quốc "có vẻ c̣n hơn là việc kinh doanh đơn thuần" ở các thành phố hải cảng lớn tại Hy Lạp và Italy, nơi cũng là căn cứ chính của lực lượng NATO.
Trước đó, một số dự án của Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ nhạy cảm đều bị châu Âu từ chối hợp tác do lo ngại an ninh. "Có những căn cứ hợp lư để nghi ngờ rằng một liên doanh thương mại có vẻ thông thường nhưng bên trong có ǵ đó hoàn toàn khác biệt", Nigel Inkster một cựu nhân viên t́nh báo của Anh cho biết. Cùng ư nghĩ, Alan Mendoza, Giám đốc điều hành của Hội Henry Jackson tại London (Anh) chuyên về vấn đề an ninh quốc gia cho biết vấn đề là các nước phương Tây có một cái nh́n rất ngắn hạn khi nói đến Trung Quốc. Họ xem Trung Quốc là một nguồn đầu tư tốt và và "bỏ qua bất kỳ vấn đề nào về dài hạn".
ECFR cho biết, tính đến tháng 3/2011, các công ty và ngân hàng Trung Quốc cam kết những hợp đồng với đối tác châu Âu trị giá khoảng 64 tỷ USD trong 6 tháng. Trung Quốc đầu tư khá nhiều tiền vào những quốc gia khu vực đồng euro gặp khó khăn, trong đó 30% cho Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italy và Tây ban Nha, 10% cho Trung Âu và Tây Âu.
Mai Linh (theo Reuters)