AI ĐANG BẢO VỆ NGƯ DÂN? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-16-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default AI ĐANG BẢO VỆ NGƯ DÂN?

Trong bài viết trước "Ai đang bám biển cùng ngư dân?" tôi có chia sẻ cùng mọi người câu chuyện của những người thân trong gia đình ngư dân Lê Văn Huy.

Hôm nay, viết tiếp những dòng này, tôi xin chia sẻ cùng mọi người, những khó khăn và những mối băn khoăn thực sự của những con người đang ngày đêm bám biển đảo quê hương.

Bạn và tôi, chúng ta đã được dạy yêu quê hương qua từng tấc đất, thì với những ngư dân này, họ yêu biển, yêu ngư trường bởi ngoài ý nghĩa quê hương, đó còn là máu thịt, là cuộc sống của họ. Họ ra biển, đối mặt với thử thách thiên tai bằng kinh nghiệm đi biển. Và day dứt bởi rất cần "sự bảo lãnh" từ phía chính quyền để "vô tư đi làm" và đối mặt với những "rủi ro vì bị bắt".

Có hay không chuyện "môi giới chuộc người"?

Cùng là nghề đi biển, nhưng ngư dân lại phân loại thành 2 nghề khác nhau: nghề lặn và nghề lưới. Những đội tàu làm nghề lặn có vẻ khá giả hơn đội tàu làm nghề lưới. Nói khá giả hơn, không có nghĩa là những người đi lặn giàu hơn những người làm lưới. Bởi bản chất của nghề lặn nguy hiểm và cực khổ hơn nghề lưới rất nhiều. Có lẽ vì thế mà sau khi khai thác, sản phẩm thuđư ợc của nghề lặn được trả giá cao hơn. Khi có sự cố nhân tai xảy ra, các tàu lặn thường trở về sau khi "nậu" (tức người bỏ tiền ra bao trọn sản phẩm đánh bắt trên tàu) đồng ý bỏ ra một khoản tiền lớn cùng với chủ tàu để chuộc tàu về. Mỗi con tàu "bị chuộc", sẽ được cấp cho một giấy chứng nhận là đã nộp phạt, để lần sau nếu bị bắt, có may mắn thì sẽ được tha. Với những người đi lưới thì khó hơn một chút, nên đa phần họ chấp nhận bị bắt, bị đánh, bị tịch thu ngư cụ. Đa số ngư dân trên đảo Lý Sơn chọn nghề lặn mưu sinh, trong khi đó ngư dân Quảng Ngãi lại chọn nghề lưới làm ngư nghiệp cho mình.

Theo chị Võ Thị Tam, vợ anh Lê Văn Huy cho biết, khi anh bị bắt giam, chị đã phải vất vả thuê xe lên tận thành phố Quảng Ngãi, để tìm "người môi giới" ở đây tiến hành "đàm phán thả người" giúp chị. Mỗi lần đi lại như thế rất tốn kém, vì phải mời cơm nước và "lót tay" cho họ. Người môi giới ở đây có thể là người biết tiếng Trung Quốc ở Quảng Ngãi, nhưng cũng có thể là người có kinh nghiệm và nắm rõ các trình tự "chuộc người" ở Đà Nẵng.

Tất cả những việc này đều do gia đình những người bị nạn tự lo, theo đúng con đường "ngoại giao nhân dân" với hải quân Trung Quốc (nhưng hoàn toàn vắng bóng nhân viên Bộ ngoại giao), để chuộc lấy người thân của mình về.


Ngư trường truyền thống và đường lưỡi bò :

Chúng ta - những người có điều kiện tiếp cận với báo chí với Internet hàng ngày, được nghe, được thấy nhiều về cái gọi là "yêu sách đường lưỡi bò" trên bản đồ hải giới của Trung Quốc. Nhưng với những ngư dân bám biển, họ khó có thể hình dung được việc này. Với họ, ngư trường truyền thống là vùng biển mà nơi bao thế hệ người Việt xưa này đã đến và khai thác ở đó. Thử lắng nghe bạn nhé.

Theo lời anh Võ Văn Tư, em vợ của ngư dân Lê Văn Huy:

"Vùng biển Việt Nam mình đây rất là rộng lớn chứ không phải hẹp đâu. Nhưng mà bây giờ thằng Trung Quốc nó xâm chiếm nhiều quá. Trên tuyến đường mình đi ra, Việt Nam gọi đó là đảo Tri Tôn đó, khi mình muốn chạy qua vùng biển của Trung Quốc đó, thì mình phải đi dưới đảo của nó rất là xa mình mới đi qua được. Đó là những chiếc tàu lớn đi thẳng ra Trung Sa để làm, còn những chiếc tàu nhỏ thì phải đi trong vùng biển Hoàng Sa để khai thác, chứ tàu nhỏ quá không thể đi ra Trung Sa thì không được sẽ nguy hiểm đến tài sản và tính mạng.

Việt Nam mình nói vùng đảo Hoàng Sa là của Việt Nam thì ngư dân mình cứ ra đó khai thác mà khai thác thì cuối cùng cứ bị tàu của Trung Quốc nó bắt miết. Hễ mà nó bắt thì anh nào có tiền nộp thì về, anh nào không có thì nó bắt nhốt ở bển. Nên đời nó có những cái đặc biệt như vậy".

Những sự đặc biệt khó hiểu trong đời ngư phủ của mình như anh Tư tâm sự buông khẽ cuối câu, có thể không quá lạ với anh - với những người phải đối mặt với mối nguy hiểm đến từ "người láng giềng" trên biển thường xuyên, nhưng nghe xong, chúng tôi thấy thật đắng lòng.


Giải pháp nào cho ngư dân Việt?

Khi được hỏi: "Nếu có điều kiện để tiếp tục nghề làm biển thì anh (chị) hy vọng điều gì?"

Tôi đã nhận được câu trả lời: "Đảo Việt Nam phải có dân Việt Nam, nhưng mà người dân ở đây ra đó thì bị bắt hay bị đánh đập gì đó mà anh không can thiệp được thì người dân họ phải băn khoăn chứ? Sắp tới đây anh lại ra biển làm ăn, người dân ở đây chỉ mong được nhà nước che chở cho những người dân lao động nếu có xảy ra rủi ro tai nạn".

Toàn những băn khoăn thắc mắc mà tôi, một công dân nước Việt Nam như anh, không thể nào trả lời.

Trách nhiệm này thuộc về ai?

Khi những người Việt Nam tại Sài Gòn và Hà Nội đồng loạt xuống đường trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 vừa qua để bày tỏ sự phẫn nộ trước hành vi gây hấn, xâm lược của Trung Quốc và đòi hỏi phải có chính sách bảo vệ ngư dân trên biển Đông bị dè bĩu bằng những cụm từ đánh tráo khái niệm như "đi ngang qua", "tụ tập đông người", "gây rối trật tự nơi công cộng"... trong đất liền. Thì ngoài biển xa, những người Việt Nam chọn cho mình nghiệp mưu sinh bằng cách bám biển vẫn phải tự mình đương đầu với tên láng giềng xấu bụng tham lam.

Khi những người tham gia biểu vẫn còn tiếp tục bị sách nhiễu, bị thẩm vấn, bị buộc phải thôi việc vì bày tỏ tình yêu với đất nước và sự đồng cảm với đồng bào mình. Thì có lẽ, câu trả lời cho câu hỏi "Trách nhiệm này thuộc về ai?" và "Ai bảo vệ ngư dân?" không còn là một sự câm lặng khó hiểu.

Nó đã được trả lời bằng một cách khác - đau đớn hơn và tủi nhục hơn.

Về đâu ngư dân Việt Nam ngay trên chính ngư trường truyền thống của mình?


(*) Bài được đăng trên blog RFA của anh Trần Đông Đức : http://rfavietnam.com/node/789

Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	11
Size:	7.5 KB
ID:	317544
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:10.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07348 seconds with 12 queries