'Ông già điên' bỏ tiền đóng tàu để... ngắm - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-25-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default 'Ông già điên' bỏ tiền đóng tàu để... ngắm

Ông là Lương Thẩn, người được coi là “ông già điên” khi tự ḿnh bỏ ra hàng chục triệu đồng để đóng những chiếc ghe buồm truyền thống chỉ để... trưng bày, ngắm nh́n.

Sắp bước qua tuổi 83 nhưng thoạt nh́n người ta vẫn cảm nhận được sự khỏe khoắn, nhanh nhẹn trong con người ông lăo ngư của làng biển.

Một thời vào ra trên biển

Đôi mắt đăm chiêu, trầm buồn, ông Thẩn hồi tưởng lại quăng thời gian lênh đênh trên biển bằng ghe Bầu trên chặng đường biển Vào Nam ra Bắc với những kỷ niệm khó quên.

“Trước đây, mỗi lần nẫu (tôi – P.V) đi chở hàng bằng ghe Bầu mất hàng tháng trời, gặp những lúc gió băo phải neo thuyền tránh băo, khiến cho chuyến đi càng kéo dài ngày thêm. Những chuyến đi vô dài ngày tận trong Ninh Thuận, Vũng Tàu cho đến những nơi xa nhất ở cực Nam tổ quốc là Cà Mau”.

Dưới thời phong kiến, ghe Bầu là loại phương tiện chuyên chở hàng trên biển phổ biến ở khu vực miền Nam Việt Nam.

Nhiều mặt hàng như gạo, mắm muối, cá, vải vóc... được chuyển chở đi bán ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiêu thương lái giàu có sở hữu trong tay 4 đến 5 chiếc.





Ông Lương Thẩn bên chiếc ghe buồm.

Sinh ra và lớn lên trong làng Đông Tác, Phường Phú Đông, Thành phố Tuy Ḥa, nơi từ lâu đă nổi tiếng với nghề đóng ghe thuyền truyền thống ở Phú Yên.

Từ nhỏ, cuộc sống của ông đă quen với những công việc đóng thuyền, chính v́ vậy mà ông cũng không c̣n nhớ ḿnh biết đóng ghe, thuyền từ khi nào

Năm 25 tuổi ông đă bắt đầu đi làm thuê cho các xưởng đóng ghe thuyền nổi tiếng như Long Hương, Xóm Động (Phan Thiết), Cà Ná (B́nh Thuận), Nha Trang...

Cho đến năm 35 tuổi, ông trở về làng và tự mở cho ḿnh một xưởng riêng để đóng ghe thuyền theo các đơn đặt hàng của ngư dân trong vùng.

Từ đó cho đến nay đă gần 60 năm trong nghề đóng ghe thuyền, ông đă thuộc nằm ḷng mọi chi tiết, cấu kiện trên những chiếc ghe truyền thống của làng ḿnh, từ loại gỗ nào đóng be, gỗ nào đóng đà, diềm, cột buồm... cho đến những sợi dây lèo, lái...



Những con mắt ghe bầu - ngư dân tin rằng nó giúp cho thuyền t́m đúng hướng đi, t́m được nhiều luồng cá.

“Nẫu không giỏi vẽ nên không có bản vẽ như những người thợ ngày nay, nhưng chỉ cần cầm đục, cầm chàng lên là tự khắc đóng được liền, nó nằm sẵn ở trong đầu ḿnh mà”, ông Thẩn tâm sự.

Về đặc điểm của ghe bầu, ông Thẩn cho biết: “So với thuyền buồm Trung Hoa cùng thời, ghe Bầu của ta chạy nhanh hơn hẳn, lại có lợi thế chạy được với nhiều luồng gió khác nhau v́ các lá buồm có thể xoay trở được theo nhiều hướng”.

Hiện nay, trong làng Đông Tác, những người đi ghe bầu cùng thời với ông người mất, người c̣n và cũng không c̣n ai biết nghề và có thể đóng được ghe bầu truyền thống như ông Thẩn.

Đóng tàu chỉ để... ngắm

Không ai trong làng Đông Tác là không biết ông, người dám bỏ hàng chục triệu đồng ra tự ḿnh mua gỗ, nguyên vật liệu về đóng đến 5 chiếc ghe mô h́nh lớn và 4 chiếc nhỏ được gắn vào trụ xoay ṿng mỗi khi có gió chẳng khác lúc căng buồm vượt sóng biển Đông.

Tất cả đều được ông Thẩn dựng hai chiếc rạp che mưa nắng để trưng bày trong nhà và... ngắm chơi.



Nhà trưng bày ghe thuyền tại gia của ông Lương Thẩn.

Hai chiếc ghe Bầu nổi tiếng một thời được ông Thẩn đóng lại theo nguyên bản (kích thước: dài 2,9m, rộng 1m, cao 90cm) hiện sẵn trong trí nhớ của ḿnh. Ông cho biết, cả hai chiếc đều là ghe bầu, nhưng chiếc Lái Ống Xà bát chạy nhanh hơn chiếc Lái Đeo.

Bên cạnh đó, ông c̣n đóng thêm 2 thuyền buồm của Trung Hoa, từng chở hàng đến buôn bán ở vùng biển Nam trung bộ Việt Nam và mô h́nh một chiếc ghe cano - hiện nay nhiều ngư dân Phú Yên đang sử dụng cho hoạt động đánh bắt cá ngừ đại dương.

Qua quan sát, chúng tôi tạm tính sơ sơ với 5 mô h́nh ghe thuyền truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc, ông Thẩn đă phải chi phí lên tới hơn 50 triệu đồng cho tiền nguyên vật liệu, đó là chưa kể tiền công, mà theo ông nói “làm v́ đam mê, lúc rảnh rỗi th́ làm nên khó mà tính thành tiền.

'Với hai chiếc ghe bầu lái đeo và lái ống xà bát, hiện nay dù nhiều người có tiền cũng không chắc ǵ đă đóng được" - ông Thẩn nói với vẻ tự hào.

Tuy mang tiếng là ghe mô h́nh, nhưng đă có lần ông mang chiếc ghe bầu Lái Đeo thả xuống biển, gắn thêm động cơ và chạy được với 2 người điều khiển, nhưng cũng v́ sợ trẻ con ṭ ṃ kéo ra biển chạy gây nguy hiểm nên hiện giờ máy đă được ông tháo cất đi.

Sống lủi thủi một ḿnh trong căn nhà trống trải, cũng chẳng phải là người giàu có, nhưng tích cóp được đồng nào là ông lại mua sắm gỗ để chuẩn bị cho những “đứa con tinh thần” tiếp theo.

Ước nguyện cuối đời

Bao nhiêu năm làm nghề, ông không nhớ nổi ḿnh đă đóng được bao nhiêu chiếc ghe. Bây giờ ông đă đến tuổi nghỉ ngơi, mọi công việc nhà đều đă có con cháu lo toan, nhưng ông vẫn không thể quên được cái nghề truyền thống mà bao nhiêu năm ḿnh gắn bó.

Mỗi khi chiều xuống, ông lại ra khu xưởng đóng tàu ngoài bờ biển để theo dơi những đám thợ trẻ đang mải mê đóng những chiếc ghe cano đánh bắt cá ngừ đại dương... cho đỡ buồn.

Bây giờ ông muốn truyền nghề lại cho con cháu trong nhà và lớp trẻ trong làng nhưng ngặt nỗi, hiện nay ghe Bầu không c̣n tồn tại và cũng chẳng ai muốn học cái nghề mà biết chắc sẽ không được sử dụng sau khi học.

Ông tâm sự: “Ngày nay ghe bầu và các loại ghe buồm không c̣n sử dụng nữa, tất cả đều dùng máy móc, hơn nữa bọn trẻ hiện nay cũng không ai quan tâm đến chúng nữa. Đó, tôi có 5 đứa con trai mà chúng chỉ biết đóng ghe cano thôi chứ nói chi đến ghe buồm trước đây”.

Và nỗi buồn đó ông chỉ biết gửi gắm vào những tác phẩm do chính ḿnh tạo ra, nhưng rồi khi ông mất, không biết c̣n ai trong làng nhắc đến những chiếc ghe Bầu nổi tiếng, góp phần vào sự hinh thịnh của nền kinh tế Việt Nam thời bấy giờ.



Hai chiếc ghe buồm Trung Hoa do ông Thẩn đóng.

Ông Lương Luận, lạch trưởng lạch Đông Tác cho biết, hiện nay trong làng có trên 10 chủ đóng tàu đánh bắt cá ngừ đại dương, tuy nhiên, không c̣n ai ngoài ông Lương Thẩn biết đóng những chiếc ghe buồm truyền thống của làng ḿnh.

Hiện nay, khi đă bước vào tuổi xế chiều, sống một ḿnh trong căn nhà ba gian rộng răi, con cháu đều đă lập gia đ́nh ở riêng, niềm vui của ông là được tự tay đóng ghe truyền thống và chiêm ngưỡng hàng ngày.



Ông Thẩn đang sửa chữa những chiếc ghe mô h́nh.

Trước lúc chúng tôi ra về, lăo ngư Thẩn vẫn cố nhắc lại rằng nếu có Bảo tàng nào cần mô h́nh để trưng bày, giới thiệu cho mọi người biết, ông sẵn sàng chuyển nhượng lại với 'giá cả hữu nghị'.

Điều quan trọng đối với ông là mong muốn h́nh ảnh một thời quá khứ được lưu giữ lại cho muôn đời.

Và chúng tôi cũng nhận ra rằng, những mô h́nh ghe thuyền do ông Lương Thẩn đóng ra sẽ vô cùng hữu ích trong một ngày không xa một khi nhà nước thành lập một Bảo tàng văn hóa biển Quốc gia như nhiều học giả hiện nay đang đề cập.

Trong lịch sử, ghe bầu Việt Nam được biết đến là phương tiện vận chuyển hàng hóa chủ yếu ven biển, buôn bán với Trung Quốc, Thái Lan, Philipin... Không những vậy, theo nhà nghiên cứu Vũ Hữu San, ghe bầu cũng góp phần không nhỏ trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy hải sản, sản vật quư hiếm ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thời phong kiến và “chính nhờ loại ghe bầu này mà người dân xứ Quảng có thể vươn ra khơi xa để đánh bắt cá, đặc biệt là việc tổ chức đội lính Hoàng Sa có thể dùng thuyền ra chiếm cứ và canh pḥng đảo cách xa đất liền gần 300 km.


Theo Vietnamnet
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	t669729.jpg
Views:	7
Size:	43.0 KB
ID:	319500
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09510 seconds with 12 queries