Ngày 25/9, Thủ tướng của Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho chiến dịch quân sự phối hợp với Iran chống lại kẻ thù chung của 2 nước - lực lượng vũ trang PKK.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một chiến dịch truy quét phiến quân
PKK: Đảng công nhân người Kurd đấu tranh cho quyền lợi của sắc tộc này ở khu vực Bắc Phi - Trung Đông. Tuy nhiên, do tiến hành đấu tranh bằng bạo lực, PKK bị nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế liệt vào danh sách khủng bố.
AP dẫn lời Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan cho biết: Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đă làm việc cùng nhau và rất “quyết tâm”.
"Chúng tôi sẽ không hoăn lại v́ bất cứ lí do ǵ", ông Erdogan ám chỉ khả năng sẽ có một hoạt động liên quân sự chống lại các căn cứ nổi dậy chính của người Kurd trên núi Qandil nằm trên biên giới Iraq-Iran, sâu bên trong phía bắc Iraq.
"Tôi rất tiếc phải nói điều này nhưng sẽ có tổn thất", Erdogan nói, đề cập đến khả năng có những thiệt hại quân sự trong cuộc tấn công xuyên biên giới chống lại PKK, lực lượng đă tiến hành một cuộc chiến tranh đ̣i quyền tự trị ở vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Đảng Sống tự do của người Kurd (PEJAK), một nhánh của PKK bị Mỹ và Liên minh châu Âu gán mác là một nhóm khủng bố, cũng đang đấu tranh đ̣i quyền tự chủ cho người Kurd ở Iran bởi v́ những cáo buộc phân biệt đối xử của chính phủ Tehran. Ở Iran, người Kurd ở Iran chiếm 14% dân số.
Các đơn vị pháo binh Iran thường bắn tên lửa vào Qandil và máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ thường mở các cuộc tấn công ném bom vào các căn cứ nghi ngờ có phiến quân, nhưng các tay súng đă trốn sâu vào hang ngay khi nghe thấy tiếng gầm rú của máy bay phản lực.
Các tỉnh ở miền bắc Iraq là nơi mà người Kurd sinh sống ổn định và thịnh vượng. Iran và Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại sự thành công này sẽ hậu thuẫn cho người Kurd sống trên lănh thổ của họ đ̣i tự trị mạnh mẽ.
Mỹ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ các thông tin t́nh báo thu được từ UAV Predator. Ông Erdogan cho biết, Washington có thể sẽ đồng ư với việc triển khai thêm nhiều máy bay loại này trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, khi quân đội Mỹ rời khỏi Iraq vào cuối năm 2011. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang sử dụng một số máy UAV Heron của Israel để chống lại các du kích PKK.
Bạo lực leo thang từ tháng 8/2011
Các cuộc tấn công của quân nổi dậy người Kurd đă đột ngột leo thang ở Thổ Nhĩ Kỳ kể từ tháng 7/2011, giết chết hàng chục nhân viên an ninh và ít nhất 10 thường dân - trong đó có 3 người trong một vụ đánh bom xe ở thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ cách đây 1 tuần.
Chính quyền cho biết hôm 24/9 vừa rồi, phiến quân đă tấn công một chốt kiểm soát của quân đội, giết chết 6 binh sĩ và làm bị thương 11 người ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ba phiến quân đă thiệt mạng trong các cuộc đụng độ tiếp theo gần thị trấn Pervari, tỉnh Siirt.
Các cuộc tấn công được thực hiện ngay sau khi máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ ném bom khu vực nghi ngờ là nơi ẩn náu của du kích PKK tại miền Bắc Iraq, bao gồm cả trụ sở nổi dậy chính Qandil.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đă giết chết hơn 160 phiến quân trong cuộc không kích vào tháng 8/2011, nhưng phía PKK phủ nhận thông tin này.
Ông Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ngừng các cuộc tấn công khi quân nổi dậy chịu hạ vũ khí. Các cuộc đàm phán bí mật giữa Thổ Nhĩ Kỳ và đại diện PKK đă được tiến hành ở châu Âu nhưng không thu được kết quả cụ thể nào.
Hôm chủ nhật ngày 25/9 vừa rồi, ông Erdogan để ngỏ khả năng đối thoại nhằm mở lối thoát cho cuộc chiến trong khi nói rằng vẫn duy tŕ cuộc chiến chống lại "chủ nghĩa khủng bố".
Từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ nhận ra, không thể kết thúc cuộc nổi dậy của PKK thông qua các biện pháp quân sự thuần túy, và chính phủ đă thực hiện nhiều quyền lợi về văn hóa hơn cho các dân tộc thiểu số người Kurd. Chẳng hạn, Ankara cho phép phát sóng các chương tŕnh tiếng Kurd từng bị cấm trên truyền h́nh.
Tuy nhiên, du kích PKK và phong trào đ̣i tự trị của người Kurd lại đ̣i quyền tự chủ, dạy tiếng Kurd trong các trường học, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại có thể phân chia đất nước thành nhiều dân tộc.
Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và PKK đă cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người kể từ năm 1984.
Trường Giang (theo AP)