Sau buổi hội thảo về quản lư giá xăng dầu ngày 20/9/2011, có sự tham gia của các quan chức lănh đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xăng dầu, những câu hỏi truy vấn, những phát biểu có tính tuyên bố kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đ́nh Huệ được nhiều người quan tâm, ủng hộ, hoan nghênh. Cung cách đó là tín hiệu mới, lạ với một quan chức cấp Bộ trưởng vừa được bổ nhiệm, của một cơ quan ngành vốn được xem là siêu Bộ. Phong cách và nội dung của những lời phát biểu thể hiện sự thẳng thắn, có trách nhiệm, thân dân và v́ lợi ích chung. Nó cũng làm mọi người hả dạ v́ kiểu truy vấn đốp chát giữa một ông Bộ trưởng với những người của cơ quan khác có cấp hàm thấp hơn; trong đó phảng phất thói quen nghề nghiệp của ngành Kiểm toán của nhân vật này. (Đây là ngành có tác phong công vụ được kịch hoá có tính cảnh sát nhất trong các ngành dân sự ở Việt Nam. Cán bộ khi đến làm việc tại một cơ quan nào đó, trước hết tuyên bố chỉ uống nước, không nhận lời mời cơm, không nhận quà cáp; suốt đợt làm việc không mở được nụ cười mỉm. Tuy nhiên, theo tôi biết và có chứng kiến, tham gia, không một cán bộ kiểm toán nào không nhận phong b́ sau đợt làm việc. Ít nhất, ở một đối tượng kiểm toán là cơ quan nghèo, hết một ngày làm việc, mỗi cán bộ kiểm toán cũng có b́ thư một triệu đồng. Những phi vụ lớn được chuyển bí mật hoặc giao dịch kín như ở Quảng Ngăi cũng không ít. So với chuyện làm luật của cảnh sát giao thông, có lẽ Kiểm toán cũng không thua mấy).
Một số báo chí chính thống nhà nước, một số trang mạng ngoài nước và blogger lên tiếng ca ngợi những lời phát biểu và đích danh ông Bộ trưởng Huệ. Và chỉ cần như thế, hoặc đă đến như thế, vấn đề không c̣n chỉ là chuyện quản lư giá cả, chuyện tài chính, kinh tế; nó đă được xem như có màu sắc chính trị. Dấu hiệu lừa dối và gian lận của các doanh nghiệp dầu khí khi tuyên bố lời lăi, đề nghị tăng giảm giá xăng dầu thiếu căn cứ cùng sự lỏng lẻo của những người có trách nhiệm của nhóm này trong việc nắm và chứng minh con số, sự tính toán, mâu thuẫn giữa hai Bộ trong quan điểm, phương pháp quản lư giá xăng dầu dẫn đến điểm nút tạo ra mâu thuẫn nội suy mới bằng phát biểu của ông Huệ rằng ḿnh v́ lợi ích của 80 triệu người, v́ sự ổn định chứ không v́ lợi ích của Bộ hay doanh nghiệp nào (có nghĩa là Bộ Công Thương có lợi ích ngược lại) đă đẩy câu chuyện đến những lỗ tai – radar chính trị cao hơn, kể cả cấp và người cao nhất.
Ngày 24/9/2011, Bộ Tài chính có ngay thông cáo báo chí bác bỏ sự bất đồng giữa hai cơ quan như một số dư luận đă đánh giá. Bản thông cáo có tầm vóc như một văn kiện ngoại giao cấp nhà nước. Vấn đề đă được xử lư theo hướng chính trị hoá hoàn toàn, v́ sự đoàn kết đồng thuận buộc phải có trong hệ thống chính trị, v́ sự ổn định chính trị thiêng liêng, v́ tránh bị kẻ địch lợi dụng.
Chính trị hoá, đó là quan điểm, cách thức hành xử trong quản lư xă hội phổ biến ở Việt Nam cũng như một số nước xă hội chủ nghĩa trước đây. Nó phổ biến trong thời gian lịch sử sự việc, sự kiện, trong không gian diễn ra các quan hệ xă hội, các sự việc, sự kiện, trong tất cả các loại h́nh hiện tượng và quan hệ xă hội đến nỗi trở thành phản xạ thường trực ở mọi người, biến thành sự sợ sệt, kiêng kỵ, né tránh, pḥng vệ…Nó kết tinh thành những “phạm trù” rất mù mờ, ai hiểu sao cũng được, muốn nội hàm hoá cái ǵ vào đó cũng được và đều sợ chúng : cái tế nhị, cái nhạy cảm, cái không có lợi…Mọi việc lớn nhỏ xảy ra hàng ngày đều được xét nét theo kiểu đó: một câu thơ, một cuốn sách, một câu đùa quán rượu, một tượng đài mới dựng, một kiểu lộ hàng của sao, một cuộc biểu t́nh yêu nước…cho đến cả việc học sinh tiểu học lỡ làm bẩn ảnh Bác Hồ trong sách giáo khoa cũng làm nhọc ḷng cán bộ an ninh đến trường t́m hiểu động cơ, t́m hiểu lư lịch của đối tượng. Đó là phương thức quản lư buộc phải thành sở trường của đất nước đi theo một mô h́nh xă hội mới hoàn toàn, chưa có tiền lệ, xuất phát từ việc phá bỏ, tiêu diệt những cái cũ và do đó không tự nhiên, chịu nhiều nợ nần và luôn có kẻ thù, chủ nghĩa xă hội – dù chỉ là từ ngữ danh xưng.
Cách quản lư chính trị hoá luôn song hành với hệ thống các loại củ cà rốt và công cụ bạo lực. Công cụ bạo lực làm cho các quan điểm, cách thức, công cụ, phương tiện chính trị hoá quá tŕnh xă hội trở nên có tính vật chất. Giới hạn cứng của cái tế nhị, cái nhạy cảm, cái không có lợi là lực lượng quân đội và công an ch́m nổi, là súng, roi điện, ṿi rồng, toà án, nhà tù. Lực lượng vật chất này ngày càng mạnh, hiện đại, có sức đe dọa thị uy lớn với nhân dân. Ngày xưa Tố Hữu ca ngợi chiếc mũ tai bèo của anh bộ đội mềm như một bàn tay nhỏ, chẳng làm đau một chiếc lá trên cành nhưng là một vũ khí chính nghĩa dám đương đầu và đánh thắng đế quốc với tinh binh hùng mạnh; c̣n bây giờ, để đối phó với nhân dân, lực lượng công an được trang bị đến tận răng : quần áo rằn ri hoặc đen thui dữ tợn (như h́nh vẽ lính Mỹ trong sách giáo khoa phổ thông ngày xưa vậy), mũ sắt, mặt nạ, roi điện, giày bốt, khiên composite, xe đặc chủng, ṿi rồng, lưu đạn cay, các thiết bị điện tử phát hiện sóng, cắt sóng và nghe lén, súng đạn các loại…
Nhờ những cái ấy nên đất nước ổn định chính trị, tuy là một kiểu ổn định thiếu oxy, nhợt nhạt, nặng nề, u ám. Thôi th́ cứ hoan hô.
Xích Tử
Theo: Dân Luận