Mối ân tình bảy năm ròng nuôi con “bất đắc dĩ” - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 10-23-2011   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Mối ân tình bảy năm ròng nuôi con “bất đắc dĩ”

Từ một người trông trẻ, bà Bình đã "bất đắc dĩ" trở thành "mẹ” của một em bé bỗng đâu từ "trên trời rơi xuống". Đằng đẵng gần chục năm trời, bà tần tảo kiếm tiền cưu mang và nuôi nấng cháu bé tên T. bị người mẹ nhẫn tâm bỏ rơi từ gần chục năm trước.

Người mẹ... bất đắc dĩ

Chúng tôi tìm đến nhà bà Đặng Thị Bình ở quận Long Biên (Hà Nội), căn nhà rộng chưa đầy 10m2 trở thành "thiên đường" sống của hai mẹ con vốn là "người dưng nước lã". Ít ai ngờ, chính tại nơi đây, bà Bình đã cưu mang và chăm sóc bé T. như con đẻ của mình. Đang cặm cụi bên bàn học, T. khoe với chúng tôi: "Cháu đã có 14 điểm 10 từ khi đi học đến giờ đấy chú ạ. Cháu tích tiền thưởng của bà để nuôi con lợn đất, cuối năm sẽ mổ lợn mua xe đạp. Mỗi khi đi học, cháu sợ con chó nhà hàng xóm lắm nên chỉ mơ ước có được một chiếc xe đạp để tới trường".



Bà Bình chuẩn bị đứa bé T. đi học, phía sau là căn nhà lụp sụp của gia đình

Nhìn T. xinh xắn, ngoan ngoãn, học hành giỏi giang chẳng ai nghĩ đó chính là cô bé bị mẹ nhẫn tâm bỏ rơi từ khi còn nằm trong nôi. Tiếp chúng tôi, kỷ niệm ngày nào lại ùa về. Bà Bình rơm rớm nước mắt: "Tôi còn nhớ như in cái ngày 22/2/2004, khi tôi gọi điện cho mẹ cháu bảo lo tiền trả để tôi còn chuẩn bị đám cưới cho cô con gái út. Chẳng ai ngờ, cái cú điện thoại đòi nợ của tôi cũng là lần cuối cùng tôi liên lạc được với mẹ của cháu". Mẹ cháu T. đã cao chạy xa bay phó mặc bé T. cho bà Bình.

Theo lời kể của bà Bình, năm 2002, bà ra Hà Nội ở cùng cô con gái út là Nguyễn Thị Nhàn đang công tác tại một Công ty của Nhà nước ở Sài Đồng (Hà Nội). Để có thêm thu nhập đỡ đần con gái, bà Bình nhận mấy đứa trẻ hàng xóm trông nom. Sau một thời gian làm nghề trông trẻ, bà Bình nổi tiếng là "mát tay" nên "tiếng lành đồn xa", mẹ của bé T. đã tìm đến gửi bà Bình trông hộ từ năm 2004. "Năm đầu tiên, mỗi tháng mẹ cháu đưa cho tôi 800 nghìn cả tiền ăn, trả đầy đủ nhưng kỳ lạ là gửi cả ngày lẫn đêm, tối cũng không đón cháu về ngủ cùng. Sau này, khi mẹ cháu bỏ đi, tìm hiểu tôi mới biết mẹ cháu làm việc ở trong nhà hàng nên phải làm đêm", bà Bình nói.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, bố mẹ của T cũng chẳng thấy về đón, bà Bình đã bất đắc dĩ trở thành người mẹ cưu mang T. bằng chính số tiền kiếm được từ nghề trông trẻ. Năm cháu đi học mẫu giáo rồi vào lớp 1 cũng là lúc khó khăn nhất đối với bà Bình.

"Đúng lúc đó mấy đứa trẻ tôi trông cũng đi học mẫu giáo, chẳng có ai nhờ trông trẻ nên cũng không có thu nhập. Để có học phí, mua sách vở cho T, tôi đã phải bán 1 chỉ vàng dành dụm được. Suốt cả một năm đó, tôi phải tiết kiệm tới mức tối đa, đi mua thịt lợn phải xin thêm những chỗ thịt thừa và bì để ăn. Chỉ đủ tiền mua thịt cho cháu, còn tôi chỉ dám ăn bì", bà Bình nhớ lại. Cuộc sống của hai mẹ con bà Bình cứ ngày ngày trôi đi trong bình lặng, tuy nghèo khó nhưng mẹ con yêu thương nhau hết mực.

Cuộc sống nhiều tình thương

Đến tuổi bé T. đi học, bà Bình lại phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi lo cho cháu tấm giấy khai sinh để được đến trường. Chẳng có cha cũng chẳng có mẹ, việc làm giấy khai sinh cho cháu thật khó ngang lên trời. Cán bộ xã liên tục "hành tôi" là tại sao nuôi một đứa trẻ lâu thế mà không khai báo. Các cán bộ xã yêu cầu bà phải đăng tin lên báo đài để tìm mẹ cho đứa bé. Nhưng để đăng tin mất tới 5 triệu đồng, số tiền quá lớn, tôi biết lấy đâu ra, bà Bình nhớ lại.

Chẳng còn cách nào, bà Bình quyết định chạy lên quận để xin giúp đỡ. Khi gặp cán bộ của tư pháp quận, bà Bình đã trình bày hoàn cảnh của mình và nói về sự cần thiết của tờ giấy khai sinh. Thật may mắn, nữ cán bộ trên quận rất thông cảm với hoàn cảnh của bà nên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để cháu T. có được tấm giấy khai sinh. Lúc đó, bà Bình nghĩ trong đầu mình rằng, dù có đưa cho bà 1 tỷ đồng với cả tờ giấy khai sinh của bé T., bà sẽ cầm tờ giấy khai sinh.

Ở tuổi 60, trông bà Bình khắc khổ và tội nghiệp như cây khô trước gió. Trò chuyện với chúng tôi, thỉnh thoảng bà lại thở dài ngao ngán, xen lẫn là tiếng ho lụ khụ trong cổ họng. Khi chúng tôi hỏi tại sao bà không để T. vào Trung tâm bảo trợ cho nhà nước nuôi, bà cho biết: "Giờ xa cháu chắc tôi chẳng sống được. Dù cháu không phải do tôi dứt ruột đẻ ra nhưng từ lâu tôi đã coi cháu như con đẻ của mình. Với lại, cứ vắng tôi vào buổi tối là cháu lại khóc. Từ lúc cháu ở với tôi mới có 5 tháng tuổi, đến bây giờ là 8 năm, tôi chưa bao giờ dám đi đâu xa và gửi nó qua đêm với ai vì thiếu tôi là cháu lại khóc. Tôi đã tự hứa với bản thân sẽ cố gắng đến hơi thở cuối cùng. Khi nào không còn đủ sức nữa có thể tôi sẽ gửi gắm lại cho con gái và con rể nuôi cháu chứ không để cháu vào trung tâm bảo trợ. Ở đó có thể cuộc sống tốt hơn nhưng thiếu đi tình thương yêu".

Bà Bình vốn sinh ra ở vùng đất nghèo chiêm trũng Hà Nam. Mặc dù mới gần 60 tuổi nhưng trông bà già hơn tuổi rất nhiều. Mái tóc ngày càng dày thêm những sợi bạc, từng nếp nhăn chạy dài nơi khóe mắt và gò má. Bà Bình kể, từ khi mẹ của T. bỏ đi, bà Bình cũng chỉ "đoán già đoán non", "Có thể hai vợ chồng đi nước ngoài gấp không kịp báo, sau này sẽ quay lại đón cháu. Cũng có thể, làm ăn nhà hàng chị bị vỡ nợ nên công an bắt. Mà biết đâu đi đường bị tai nạn chẳng còn kịp thông báo về…", bà Bình cho biết. Hi vọng một ngày mẹ của T. về đón càng xa vời, bà Bình bên cạnh nỗ lực tự thân thì cũng đành nhờ người thân mỗi người dăm bảy chục ngàn đồng để có tiền nuôi T.

Báo Nguoiduatin.vn rất mong các nhà hảo tâm trợ giúp hoàn cảnh éo le này. Mọi đóng góp xin gửi về Tài khoản của báo ĐS&PL: 102010001139729 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Quang Minh TP.Hà Nội. ĐT: 04 62810837.


Anh Văn
theo nguoiduatin
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nguoiduatin-9.jpg
Views:	9
Size:	40.1 KB
ID:	326886
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:22.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05693 seconds with 12 queries