(Đất Việt) Người dân vựa lúa An Giang đang ùn ùn kéo nhau đi mua gạo, khiến thị trường lúa gạo tỉnh này như lên cơn sốt, giá liên tục được điều chỉnh tăng.
Bỗng dưng xuất hiện tin đồn: “Lũ lụt đang làm hầu hết diện tích lúa thiệt hại, sắp tới sẽ thiếu gạo ăn, giá gạo có thể tăng gấp… 10 lần hiện nay”, khiến người dân và cả đại lư gạo cùng lo lắng, kéo nhau mua gạo dự trữ.
Tiền “tươi” mới mua được gạo!
Tại các chợ lớn trên địa bàn tỉnh An Giang như Long Xuyên, B́nh Khánh, Mỹ Long, Mỹ B́nh (thành phố Long Xuyên), chợ An Châu (huyện Châu Thành), Núi Sập (huyện Thoại Sơn), chợ Tân Châu, Châu Đốc, Tịnh Biên…, nhiều tiểu thương đang đẩy mạnh tích trữ gạo vào kho v́ sợ giá gạo c̣n tiếp tục tăng nhanh. Bà Dương Thị Thiệp, tiểu thương kinh doanh gạo ở chợ B́nh Khánh, cho biết, liên tục 2 tuần nay, hầu như ngày nào giá gạo cũng phải điều chỉnh tăng từ 100 - 200 đồng/kg, cá biệt có khi chỉ hôm trước qua hôm sau, giá gạo đă tăng thêm 500 đồng/kg! Bà Thiệp vừa quyết định đặt mua thêm 5 tấn gạo về dự trữ ở nhà, với giá cao hơn thời điểm cuối tháng 9 từ 2.000 – 2.500 đồng/kg và buộc phải thanh toán ngay bằng “tiền tươi” chứ đại lư không cho lấy hàng gối đầu như trước.

Một số gia đ́nh đă mua nhiều gạo tích trữ ở nhà.
Ảnh: N.Đặng.
“Tuy vốn mua vào khá nặng nhưng cũng chỉ dám bán ra cao hơn vốn khoảng 500 đồng/kg, v́ tăng giá cao quá sợ gây “sốc” cho khách hàng. Lúc trước, tuy giá thấp hơn nhưng người bán vẫn lời 1.000 đồng/kg, giờ giá cao th́ lợi nhuận lại giảm c̣n một nửa. T́nh h́nh giá gạo diễn biến khó lường thế này cả người mua và người bán lẻ đều gặp khó khăn”, bà Thiệp nhận định.
Khảo sát quanh các chợ này, giá gạo bán lẻ hiện đă cao hơn từ 2.000 – 3.500 đồng/kg so với cách nay 1 tháng. Cụ thể, ngày 26/10, tại chợ Long Xuyên, giá gạo IR 50404 bán lẻ 13.000 đồng/kg, gạo hạt dài 14.000 đồng/kg, gạo Sóc 14.500 đồng/kg, Jasmine 15.000 đồng/kg, thơm Thái hạt dài 15.500 – 16.000 đồng/kg… Trong khi đó, vào cuối tháng 9, giá các loại gạo thường dao động từ 10.000 – 11.000 đồng/kg, gạo chất lượng cao không quá 13.000 đồng/kg. Chị Trương Thị Hiền, phường Mỹ Xuyên (thành phố Long Xuyên), lo lắng: “Nghe đồn nhiều quốc gia bị lũ lụt, mất mùa nên thiếu gạo, sản lượng gạo sắp tới sẽ khan hiếm, đẩy giá tăng gấp cả chục lần so với hiện nay, bản thân tôi cũng không tin lắm. Tuy nhiên, thấy giá tăng hàng ngày cũng lo nên mua nhiều hơn về trữ cho chắc ăn. Nhiều người cùng xóm c̣n mua cả chục bao gạo để ở nhà, dù mỗi tháng chỉ ăn khoảng nửa bao”, chị Hiền cho biết.
Bệnh đầu cơ tái phát cuối năm
Trên thực tế, dù năm nay lũ lớn, nhưng cũng chỉ gây thiệt hại nhỏ đến sản xuất lúa vụ 3 ở ĐBSCL. Theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, diện tích xuống giống toàn vùng đạt gần 650.000 ha (tăng 110.000 ha so với cùng kỳ), trong khi diện tích lúa mất trắng do lũ chỉ chiếm khoảng 1,2% diện tích (hơn 7.000 ha). C̣n theo Bộ NN-PTNT, sản lượng lúa năm nay có thể đạt mức kỷ lục 42 triệu tấn, tăng khoảng 5% so với năm 2010, do diện tích xuống giống và năng suất tăng. Gạo xuất khẩu dự kiến năm nay cũng sẽ đạt tới khối lượng kỷ lục, với hơn 7 triệu tấn gạo.
Ngoài những diện tích đă thu hoạch sớm, phần lớn diện tích lúa vụ 3 ở ĐBSCL sẽ bước vào thu hoạch rộ trong chưa đầy 1 tháng nữa. Với sản lượng lúa dự báo tăng cao hơn năm trước th́ không lư ǵ lại xảy ra t́nh trạng “thiếu gạo, đói ăn, giá lương thực đắt đỏ…” như tin đồn. Theo các chuyên gia th́ đây chỉ là ư đồ lợi dụng đẩy giá gạo lên cơn sốt để kiếm lời của những kẻ đầu cơ như đă từng diễn ra cuối năm.
Các tiểu thương cũng khẳng định, thực tế giá gạo không có biến động nhiều. Hơn nữa, lúa vụ 3 đang thu hoạch th́ không thể có chuyện gạo trong nước sẽ “khan hiếm, đắt đỏ”. Nhưng v́ tin đồn không biết từ đâu đă lại khiến tâm trạng người dân hoang mang, đẩy mạnh mua gạo tích trữ gạo khiến cho giá gạo lên cơn sốt.
Ngô Đặng
Theo ĐấtViệt