"Nướng" vào cá độ bóng đá có ngày vài trăm triệu đồng, ba nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp đă thông đồng làm thủ tục tất toán khống 185 sổ tiết kiệm của khách hàng, chiếm đoạt hơn 45 tỷ đồng.
Đội điều tra chống tham nhũng (PC46, Công an Hà Nội) cho
VnExpress.net biết, kiểm tra hồ sơ lưu tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức, đơn vị phát hiện 185 khách hàng gửi tiết kiệm tại đây đă làm thủ tục thanh toán hơn 45 tỷ đồng, nhưng không có sổ gốc thu về.
Cảnh sát kinh tế làm rơ 4 cán bộ ngân hàng có liên quan việc mất tiền bí ẩn này. Họ gồm: Lê Văn Hiển (43 tuổi, trưởng pḥng kế toán ngân hàng trung tâm huyện Mỹ Đức), Nguyễn Văn Nghị (48 tuổi, Giám đốc pḥng giao dịch Kênh Đào), Lê Quang Khải (29 tuổi, pḥng giao dịch Kênh Đào) và Nguyễn Thanh Hải (31 tuổi, pḥng giao dịch Hương Sơn).
Hiện các nghi phạm Khải, Hải và Hiển đă bị khởi tố về hành vi tham ô tài sản. Riêng ông Nghị do không làm đúng quy tŕnh (đối chiếu giấy tờ gốc với tài liệu tất toán trên mạng) nên không phát hiện sự gian trá của nhân viên, bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
|
Hiển, Khải và Hải. Ảnh: An ninh Thế giới. |
Khải khai được Phạm Văn Quyết (30 tuổi) rủ rê tham gia đường dây cá độ bóng đá quốc tế trên mạng. Quyết cấp cho Khải tài khoản riêng với số tiền có sẵn 100 triệu đồng. Từ khi có tài khoản, Khải rủ thêm 2 đồng nghiệp có "máu cờ bạc" là Hải và Hiển cùng nhập cuộc. Các giải bóng đá vô địch bóng đá Anh, Tây Ba Nha, Italia hay các giải châu Á, "bộ ba" này... đều tham gia cá độ.
"Có ngày, nhóm này đặt cửa cá độ lên đến vài trăm triệu đồng. Hôm nào nhiều lên đến tiền tỷ. Họ thỏa thuận sáng thứ 2 hàng tuần sẽ gặp nhau để thanh toán", cán bộ điều tra vụ án nói.
Sau những lần chơi, tiền thua lên đến nhiều tỷ đồng khiến 3 cán bộ ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn càng muốn gỡ gạc. Họ bàn cách “rút ruột” nhà băng bằng cách làm thủ tục tất toán khống tiền gửi tiết kiệm của khách tại hai pḥng giao dịch.
Theo trung tá Mai Trọng Thắng (Đội trưởng điều tra chống tham nhũng), những cán bộ trên dễ dàng chiếm đoạt được tiền của nhà băng là do khâu quản lư hậu kiểm, giám sát chứng từ giao dịch và công tác bảo mật của lănh đạo không được kiểm soát chặt chẽ.
"Họ để nhân viên vào mạng nội bộ chuyển tiền từ ngân hàng vào các tài khoản "ảo" rồi duyệt các khoản tất toán khống đó. Từ đây, tiền được chuyển cho Quyết thanh toán thua cá độ", ông Thắng nói.
Quá tŕnh điều tra xác định, những ngày đầu Khải và Hải chuyển hàng chục tỷ đồng vào các khoản mang tên người thân của Quyết. Sau đó để tránh bị nhà chức trách phát hiện, Khải nhờ người thân cho mượn tài khoản để chuyển tiền vào đây sau đó rút ra trả cho Quyết. Đầu tháng 5, khi sự việc bại lộ, Quyết bỏ trốn.
"Chúng tôi đă phát lệnh truy nă với Quyết. Vụ việc đang được xác minh để làm rơ trách nhiệm của những người liên quan...", Đội trưởng điều tra chống tham nhũng cho hay.
Một vụ tham ô tiền tỷ nữa cũng bị phanh phui tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lần này là chi nhánh huyện Thường Tín, Hà Nội.
Cơ quan điều tra phát hiện, hai nhân viên ở đây là Nguyễn Thị Nhung (46 tuổi) và Ngô Thị Mỹ Liên (31 tuổi) đă lợi dụng kẽ hở của ngân hàng để tất toán khống 10 sổ tiết kiệm của khách hàng với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
Hai nghi can bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi tham ô tài sản này thừa nhận do không có khả năng các khoản nợ đă vay nên thông đồng với nhau thực hiện vụ "rút ruột" nhà băng. Theo điều tra viên, hành vi tất toán khống của các nhân viên ngân hàng này không mới, song nhà băng không cảnh giác trong quản lư nên nhiều "con sâu" kiểu này vẫn tiếp tục ra tay.
Mới đây, một
cựu cán bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Củ Chi (TP HCM) đă bị phạt 18 năm tù cũng do có sai phạm tương tự.
Tại ṭa, bị cáo Nguyễn Thị Thu Hương (29 tuổi) khai trong 2 năm làm việc tại ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn (chi nhánh Củ Chi, TP HCM) được giao nhiệm vụ làm giao dịch viên phụ trách tài khoản cá nhân, bảo hiểm tài sản và chuyển tiền.
|
Nước mắt Hương ướt nḥe trong giờ nghị án. Ảnh: Vũ Mai. |
Theo quy định về việc áp dụng quy chế giao dịch một cửa, giao dịch viên được quyền cho khách hàng rút hoặc nộp tiền tối đa 50 triệu đồng mà không cần thông qua lănh đạo xét duyệt. Thấy quy định trên có nhiều sơ hở, Hương lập chứng từ khống để rút tiền trong tài khoản tiền gửi của khách, lập ủy nhiệm chi giả, không lập chứng từ theo quy định để rút tiền mặt, chuyển tiền từ tài khoản của người này sang người khác rồi sau đó lấy "bỏ túi" ḿnh.
Tránh bị khách hàng phát hiện, Hương lập giả chứng từ nộp tiền mặt vào tài khoản của khách; hoặc tự hạch toán bút toán chuyển tiền từ tài khoản khách hàng này sang khách hàng kia sao cho khớp với số tiền đă rút ra.
Với thủ đoạn trên, 6 tháng đầu năm 2008, Hương đă chiếm đoạt được gần 3 tỷ đồng. Khi bị phát hiện, nữ nhân viên ngân hàng này bỏ trốn và bị phát lệnh truy nă.
Hỏi về nguyên nhân phạm tội, Hương khai tập tành kinh doanh vàng và bất động sản song không có vốn nên "mượn tạm" tiền của khách ngân hàng.
Hà Anh