Cựu binh, phóng viên quân đội Mỹ Ronald Haeberle, tác giả những bức ảnh về vụ thảm sát Sơn Mỹ vừa trở lại Việt Nam nhằm xác nhận danh tính 2 đứa trẻ trong bức h́nh do chính ông chụp 43 năm về trước.
BỨC ẢNH GÂY TRANH CĂI VỀ NHÂN VẬT TRONG ẢNH. (ẢNH: RONALD HAEBERLE)
Câu chuyện liên quan đến việc khiếu nại kéo dài của anh Trần Văn Đức (Việt kiều định cư tại Đức) khi anh cho rằng, ḿnh và em gái chính là hai đứa trẻ trong bức ảnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Sơn Mỹ chứ không phải như chú thích của bảo tàng lâu nay.
Ngay sau khi đến Việt Nam, Ronal Haeberle và Trần Văn Đức - người tự nhận ḿnh trong bức ảnh lịch sử liên quan đến vụ thảm sát Mỹ Lai có cuộc làm việc với Bảo tàng Sơn Mỹ và đại diện lănh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngăi.
Tại đây, tác giả bức ảnh cho biết một chi tiết quan trọng, đó là đă có sự sai sót của tạp chí Life trong khi chú thích ảnh. Lúc đó ông chỉ đưa ra thông tin: Hai đứa trẻ sau đó có thể đă bị giết, hai chữ "có thể" đă bị cắt bỏ. Đây là lư do dẫn đến ngộ nhận sau này.
Quan điểm của Ronal Haeberle là cần có sự cải chính theo hướng xác nhận hai đứa trẻ trong ảnh là Trần Văn Đức và Trần Thị Hà chứ không phải là Trương Năm, Trương Bốn, hoặc cách chú thích chung chung: Anh che đạn cho em như Bảo tàng đă chú thích, bởi lẽ ông là người chứng kiến và chụp toàn bộ các bức ảnh trong buổi sáng 43 năm về trước, và câu chuyện Đức kể hoàn toàn trùng hợp với trí nhớ của ông.
"Ai có thể nói ra sự thật ngay bây giờ, khi mà có đến 504 người liên quan đă bị giết. Tôi tin Đức v́ Đức đă tả lại rất chính xác h́nh ảnh chiếc máy bay và h́nh dáng của tôi, công việc tôi làm trong thời khắc tôi chụp bức ảnh ấy. Tất cả những điều Đức kể thực sự có ư nghĩa với cuộc đời tôi và tôi tin đó là sự thật", cựu binh Mỹ Ronald Haeberle, tác giả những bức ảnh về vụ thảm sát Sơn Mỹ cho biết.
Và đây là quan điểm của những người làm bảo tàng ở Khu chứng tích Sơn Mỹ. Ông Phạm Thành Công, Giám đốc Khu chứng tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngăi: "Trước đây Bảo tàng chú thích ảnh là con ông Trương Nghị: Trương Năm, Trương Bốn v́ căn cứ vào chú thích của tạp chí Life. Nhưng sau đó, chúng tôi t́m hiểu, xác minh, đi đến quyết định là chú thích: Anh che đạn cho em và hai đứa trẻ sau đó đă chết".
Trở lại câu chuyện của người khiếu nại - tức nhân chứng Trần Văn Đức, anh cho rằng, sự chính xác trong ghi chú bức ảnh là điều thiêng liêng với anh bởi trong vụ thảm sát Sơn Mỹ, trong 504 thường dân vô tội bị giết, có mẹ và 1 chị gái, 1 em gái ruột của anh. Thậm chí, bức h́nh về mẹ anh là bà Chín Tẩu cũng đă từng bị chú thích sai bởi tên một phụ nữ khác. 43 năm trĩu nặng một nỗi tang thương lớn như vậy cho nên, việc đi t́m sự thật ai là người trong ảnh là điều có ư nghĩa với cuộc đời anh.
"Lần này trở lại để làm sáng tỏ một vài chi tiết trưng bày c̣n sai. Chỉ có Ronald Haeberle mới là người có thể nói lên sự thật, đúng vào khoảnh khắc ấy sự việc xảy ra như thế nào. V́ lẽ đó mà Đức bôn ba sang tận Mỹ để mời Ronald Haeberle trở về" - Trần Văn Đức, Việt kiều định cư tại Đức cho biết.
Có thể những thông tin mà Ronald Haeberle cung cấp chưa được xem là một bằng chứng thuyết phục. Song, từ câu chuyện này cho thấy, việc giải quyết những nghi vấn về lịch sử không thể xem nhẹ, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tàng.
Nhà báo Trần Đăng, Báo Lao động nói: "Có những sự thật v́ lư do nào đó bị khuất lấp th́ sẽ dần dần cởi mở, xă hội và chính sách cũng có thể thay đổi, do vậy sự thật sẽ phải được trả lại. Qua sự việc này, biết đâu sẽ hé mở nhiều sự thật khác nữa trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam".
Trong khi những người lớn đang tranh căi về lai lịch bức ảnh, cậu bé trở về từ nước Đức - Trần Văn Viễn, con trai của anh Đức cứ lặng yên trong góc pḥng. Cậu không dám nh́n lâu vào bức ảnh chụp cận cảnh về cái chết của bà nội ḿnh.
Trần Văn Viễn, con trai anh Trần Văn Đức nói: "Ba thường kể với con về bà nội, ngày xưa, con không hiểu mấy điều này lắm, nhưng bây giờ th́ con mới hiểu và con muốn biết bà nội chết v́ cái ǵ?".
Lịch sử sẽ ra sao nếu như không cất lên tiếng nói sự thật. Câu chuyện về khiếu nại của Trần Văn Đức sẽ c̣n là đề tài tranh căi. Do vậy một sự vào cuộc để có kết luận chính thức là điều cần làm của những cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngăi và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trước khi nhân chứng Ronal Haeberle sẽ không c̣n.
Nguồn: VTV