Theo những người dân nơi đây cho biết th́ người ngă xuống sông ở Cầu Cóc hàng ngày như cơm bữa.
Chỉ với bốn chiếc thuyền xi măng, một ít tre, gỗ, dây thép và cọc tre đóng hai bên bờ sông, người dân làng Hùng Sơn, xă Tượng Văn, huyện Nông Cống đă "chế" nên một chiếc cầu bắc qua sông Yên để đi lại suốt 10 năm nay.
Hùng Sơn là một làng quê nghèo, nằm cách biệt với trung tâm của xă Tượng Văn, được bao bọc bởi những dăy núi và ḍng sông Yên rộng lớn. Để có đường cho các em học sinh đi học, người lớn đi làm, người dân nơi đây đă quyên góp tự làm một chiếc cầu phao bắc qua sông Yên.
Mỗi ngày các em học sinh nơi đây phải đi qua cây cầu đầy bất trắc này.
Cây cầu đơn sơ và... "có một không hai" đă được sử dụng từ hơn 10 năm nay. Trên cây cầu này cũng thường xảy ra các vụ tai nạn do cầu không đảm bảo an toàn nhưng đây là con đường duy nhất qua sông nên người dân trong xă đành chấp nhận. Nếu không họ chỉ c̣n cách đi qua đường ṿng sang huyện Tĩnh Gia, rồi ṿng quay lại, mà con đường đó theo ông Nguyễn Ngọc Toàn - Bí thư chi bộ thôn Hùng Sơn - nhận xét là "một năm có 365 ngày th́ 364 ngày con đường đó bị lầy lội, chỉ thấy người "cơng xe" qua chứ xe không thể đưa người qua được".
Cây cầu phao tự chế này được người dân đặt tên là Cầu Cóc, được làm từ năm 2000, do người dân ở trong làng Hùng Sơn quyên góp và UBND xă Tượng Văn hỗ trợ thêm kinh phí.
Toàn cảnh cây Cầu Cóc.
Mỗi khi xe máy qua, cây cầu lại rung lên bần bật.
Cây cầu được làm rất sơ sài, chỉ với 4 cái thuyền xi măng dàn đều trên sông Yên, bên trên được đặt những thanh tre và gỗ nối với nhau bằng những sợi dây thép đă gỉ sét. Cầu dài khoảng 50m, rộng 1m. Khi bước lên chiếc cầu phao đung đưa, nhất là mỗi khi có xe máy hoặc các em học sinh đi học về, chiếc cầu lại rung lên bần bật, khiến ai cũng phải rùng ḿnh.
Ông Toàn than thở: “Biết là nguy hiểm nhưng, không thể làm khác được, nếu không cho dân qua cầu th́ họ không biết đi đường nào cả. Mỗi lúc mưa to, hay nước sông chảy xiết là chúng tôi phải tháo cầu”. Những lúc như thế, người dân lại qua sông bằng thuyền thúng. Mỗi một chuyến thúng chở gần chục học sinh. Nếu nước chảy quá xiết, thuyền không qua được th́ họ dùng bè kéo dây đưa các em qua sông đi học.
Cây cầu chỉ được buộc bằng những sợi dây thép và dây thừng thô sơ.
Bà Trần Thị Tiếp, một người dân của làng Hùng Sơn, cho biết: “Đi qua cầu lần nào là sợ lần ấy, nhất là mỗi khi trời mưa, đất cát theo người đi đường lên cầu, khiến cây cầu rất trơn, người nào không quen rất dễ ngă xuống sông. Nhưng không đi th́ không được, v́ nó là con đường nhanh nhất để sang bên kia sông”.
Làng Hùng Sơn có tất cả hơn 100 hộ dân, mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua lại trên cây Cầu Cóc thô sơ này. Tai nạn thương tâm xảy ra rất nhiều, kể từ lúc dựng cây cầu đến nay đă có ít nhất gần chục người thiệt mạng do ngă xuống sông. Mới đây nhất vào năm 2010, chị Nguyễn Thị Tâm, đi gặt lúa về dắt xe máy qua cầu, không may trượt chân ngă xuống sống, do không biết bơi nên bị chết đuối.
Ông Nguyễn Thế Thanh cho biết: “Người dân ở đây khó khăn lắm, cả vụ mùa vừa rồi do ảnh hưởng của cơn băo số 4, toàn bộ số lúa của làng gần như mất trắng, một sào lúa nếu vớt vát nhiều nhất cũng chỉ được 10kg. Vừa rồi cũng do cơn băo số 4, mưa to, nước lên cao, dân không kịp tháo cầu, toàn bộ cây cầu bị cuốn phăng, dân lại phải quyên góp làm lại cho các cháu đi học”.
Cây cầu được giữ bằng 4 cọc tre đóng 2 bên bờ sông.
Theo những người dân nơi đây cho biết th́ người ngă xuống sông ở Cầu Cóc hàng ngày như cơm bữa. Người không biết bơi chỉ c̣n nước chết đuối, v́ sông Yên sâu đến gần 7m, nước lại chảy xiết.
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Công Thi, Chủ tịch UBND xă Tượng Văn, cho biết: “Thực ra, cũng muốn xây dựng một cây cầu cho nhân dân đi lại được an toàn, không chỉ riêng người dân làng Hùng Sơn mà cả những người dân trong xă và các huyện lân cận đi. Nhưng kinh phí xây dựng một cây cầu quá lớn, nằm ngoài khả năng ngân sách của xă. Chúng tôi cũng đă kiến nghị lên các cơ quan huyện, tỉnh. UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đă có công văn phê duyệt và có dự án xây dựng cầu với kinh phí là 12,5 tỉ đồng, dự định đầu năm 2010 sẽ xây cầu cho dân đi lại. Nhưng sau đó, do thực hiện nghị quyết số 11 của Chính Phủ về kiềm chế lạm phát nên việc xây dựng cây cầu tạm hoăn lại”.
Theo Dân trí