Nhân loại qua được giai đoạn hồng hoang để tấn tới thế giới ổn định như ngày nay th́ công lao đóng góp bởi các vĩ nhân của từng quốc gia thật đáng ghi nhận.
Nhưng hơn hẳn các bậc vĩ tài đă thấy, Ngô Đ́nh Nhu đă để lại cho Việt tộc của ông một tiến tŕnh kiến quốc và giữ nước bằng sử liệu, mà hiếm thấy ai đó trong thiên hạ có biệt tài tiên tri được trăm năm sau về số phận của một quốc gia, như chính ông!
Tất cả hùng tâm đại chí và binh thao chính lược của nhà tư tưởng uyên bác này đă được cô đọng và đúc đặc trong đại chánh tác:
CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM
Trân trọng nhận xét rằng: Hôm nay, hay mai đây, cho dẫu Việt Nam thuộc thể chế nào ; các nguyên thủ quốc gia hùng tài vĩ lược đến đâu; nhưng 2 lănh vực quân sự và chính trị không trải qua thực nghiệm như công tŕnh nghiên cứu của Ngô tiên sinh, th́ cái họa xâm lấn của người Phương Bắc vẫn treo lơ lửng trên đầu dân tộc!
Hăy cùng nhau nghiệm kỹ suy sâu một đoạn nhận định của ông để chứng minh sau 50 năm, Ngô Đ́nh Nhu đă hóa người thiên cổ nhưng nỗi lo xa về ngày vong quốc trong nhăn lực của ông đă vận vào mệnh nước hôm nay, rằng:
«… Sự chia đôi lănh thổ đă tạo thành hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mănh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. (..) Các lănh đạo miền Bắc, khi đặt ḿnh vào sự chi phối của Trung Cộng, đă đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà c̣n đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa h́nh thành, là v́ hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, th́ Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm lối thoát cho các nhà lănh đạo cộng sản Bắc Việt, khi họ ư thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nay họ vẫn tiếp tục ư định xâm chiếm miền Nam th́ họ vẫn c̣n chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng.
V́ vậy cho nên, sự mất c̣n của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất c̣n trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy tŕ lối thoát cho miền Bắc, và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa..(..)»
Nhận định xưa, nay thành sự thật, hiện t́nh bi quan và e ngại là chánh sự quốc gia đang trong ṿng bế tắc, mà luận khảo của người xưa là sinh lộ cứu quốc nhưng ít ai màng tưởng đến !
Ngộ từ ư trên, xin vịn vào một phần trong lư thuyết chính trị của ông Ngô Đ́nh Nhu, ngơ hầu tŕnh ra vài điểm căn bản thực tế với t́nh h́nh chính trị Việt Nam hiện nay. Mong may ra, ai đó cao kiến mà t́m ra giải pháp để quê hương sớm được minh thời!
Vậy, tiền đề cùng nhau tham luận là:
XÁC QUYẾT QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA QUỐC GIA THEO ĐỊA LƯ CHÍNH TRỊ CỦA QUỐC GIA.
Rất khác với quan niệm của các chính trị gia đương thời, về Trung Hoa, ông Ngô Đ́nh Nhu quả quyết kết luận bằng quá tŕnh lịch sử của dân tộc, rất khoa học và tâm lư, ông lư giải là:
«(..) Trong lịch sử bang giao giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lư đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi nh́n nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đă mất một phần lănh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu gồm phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ.
(..) Ư cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị, và không lúc nào Trung Hoa thỏa măn với sự thần phục và triếu cống của chúng ta. Ngay mà những lúc quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, th́ các nhà lănh đạo Việt Nam cũng khôn ngoan t́m cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt ḿnh vào chế độ thuộc quốc. Nhưng điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.(..)
Họa xâm lăng de dọa dân tộc chúng ta đến nỗi trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lănh đạo của chúng ta, và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi tâm lư thuộc quốc..(..) Và để đối phó lại, các nhà lănh đạo chúng ta chỉ có 2 con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cơi về phía Nam (..)
Ảnh hưởng «Tâm Lư Thuộc Quốc» từ cổ sử kéo dài đến thời cận đại, rồi tiếp nối tới thời hiện đại ngày nay, th́ một cách nh́n khác của ông Ngô Đ́nh Nhu về đường lối- chủ trương, xa hơn là học thuyết Cộng Sản mà bây giờ các nhà lănh đạo Hà Nội vẫn cố bám với Trung Cộng, theo ông Nhu th́:
«(..) Sự phát triển của một nước nhỏ như quốc gia Việt Nam, không dễ trở thành một sự de dọa cho ai cả, và do đó, sẽ không tạo một phản ứng thù nghịch nào có thể gây trở lực cho công cuộc phát triển của chúng ta.(..) Trong khi đó, sự phát triển của một khối dân, như khối dân Trung Cộng, tự nó sẽ là một sự de dọa cho tất cả thế giới, dầu mà các nhà lănh đạo Trung Cộng không có tham vọng như hiện nay. Và đương nhiên, những phản ứng thù nghịch sinh ra khắp nơi và dựng lên vô số trở lực cho công cuộc phát triển.(..) …Như vậy th́, sự gắn liền vận mạng của Việt Nam với vận mạng của Trung cộng, trong giai đoạn phát triển hiện nay, là một hành động di hại cho dân tộc.
(..) Nếu đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, th́ không có một lư nào có thể bênh vực được sự gắn liền vận mạng công cuộc phát triển của chúng ta với vận mạng công cuộc phát triển của Trung Cộng. Chỉ có một sự lệ thuộc về lư thuyết, mà thật ra Trung Cộng xem như là một phương tiện, mới có thể mù quáng hy sinh quyền lợi của dân tộc Việt Nam cho quyền lợi của dân tộc Trung Hoa. Các nhà lănh đạo Trung Cộng ư thức sung măn tâm lư đó ngày nay, cũng như Nga Sô ư thức sung măn tâm lư đó trước đây. V́ vậy cho nên, Trung Cộng nỗ lực khai thác lư thuyết Các Mác- Lê nin quy tụ những người dễ bị ma lực cám dỗ, với mục đích cuối cùng là hậu thuẫn cho công cuộc phát triển Hán Tộc (..)
Từ các luận điểm mà ông Ngô Đ́nh Nhu đưa ra, chứng tỏ rằng với địa lư sát nách Trung Hoa, th́ quan điểm chính trị cũng như đường lối của đảng cộng sản Việt Nam là nguồn gốc dẫn đến họa xâm lăng của người Phương Bắc.
Như vậy để quốc gia tránh được ngoại xâm, và dân tộc được phát triển th́ ư kiến của ông Ngô Đ́nh Nhu như thế nào ?
Nếu dựa vào lư thuyết của ông và liên hệ thực tế t́nh h́nh hiện nay th́ có thể khái quát chung bằng tiêu đề quan trọng là:
Ư THỨC NGOẠI XÂM VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC
Trong sách sử hay đời sống thường nhật, người Việt thường tự hào là một dân tộc anh dũng thắng giặc ngoại xâm phương Bắc. Có người lập luận rằng, sở dĩ Việt Tộc viết nên được thiên anh hùng ca đó, là nhờ mọi người nồng nàn yêu nước hay căm thù giặc cao độ. Cũng không ít người cho là v́ lẽ này, hay lư kia. Nhưng chẳng mấy ai đặt ra câu hỏi: Động lực nào đă quy tụ được các yếu tố căn bản nói trên thành một mối cho công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc?
V́ vấn đề này, trong lư luận chính trị của ḿnh, ông Ngô Đ́nh Nhu xác định ngay:
« (..) Tiêu diệt người lănh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng (..) Đối với một quốc gia mà nền độc lập bị đe dọa hay đă mất, th́ phương pháp hữu hiệu nhất, và điều kiện thiết yếu nhất để chống lại ngoại xâm là nuôi dưỡng và phát triển sự lănh đạo (..) »
Ngoài điều kiện thiết yếu nói trên, sau khi phân tích toàn bộ các quốc gia có cùng hoàn cảnh, đặc biệt một số điểm yếu và mạnh trong ḍng sinh mệnh lịch sử Việt Nam, Ngô tiên sinh chỉ giáo thêm rằng:
«(..) Nền ngoại giao của chúng ta ấu trĩ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ, lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, th́ ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lănh thổ..(..)
Và rất bất ngờ, nhưng vô cùng cao thâm mà xưa nay ít có nhà sử học hay nghiên cứu nào đặt ra các câu hỏi như ông Ngô Đ́nh Nhu:
(..) Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc khoáng đạt hơn(…) Một câu hỏi chúng ta không thể tránh được: Chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển được? (..)
Và ông nói một câu hết sức yếm thế mà lịch sử Việt Nam chưa ai từng nói hay và đúng như hiện trạng của quốc gia, rằng:
(..) Chúng ta đă bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lư ra phải là cái cửa sống cho chúng ta..(..)
Là bậc trí giả khiêm hiền, ông Cố vấn nhẹ nhàng đặt câu hỏi như thế! Nhưng thật nặng nề khi nh́n lại một chiều dài lịch sử của quê hương măi cứ quẩn quanh trong « bế quan tỏa cảng». Với 36 năm trôi qua, chiến tranh kết thúc nhưng nền ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam cũng không vượt ra ngoài « cái khung» của Triều Nguyễn. Đến tận bây giờ khi t́nh h́nh như «nước nhảy lên bờ», th́ giới cầm quyền Hà Nội mới cầu cứu khắp nơi để mong Trung Cộng giảm thiểu áp lực; mà lẽ ra, cánh cửa ngoại giao nên mở toang ra từ ngay ngày kết thúc cuộc chiến!
Nếu t́nh h́nh đă là như vậy, th́ liệu rằng trong: CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM, ông Ngô Đ́nh Nhu có « quân sư» được ǵ cho hiện trạng chính trị này, ngoài 2 yếu tố: Lănh đạo+ Ngoại giao vừa nói trên ?
Trả lời cho câu hỏi quan trọng này nếu dựa theo đề cương chính trị của ông, th́ việc nhăn tiền phải làm là:
VIỆT NAM CẦN TÂY PHƯƠNG HÓA TOÀN DIỆN ĐỂ GIỮ NƯỚC
Nhận xét một cách khách quan th́ giới đương quyền Việt Nam đang đi theo lư thuyết chính trị của ông Ngô Đ́nh Nhu. Nhưng họ đă làm sai!
Mà may thay, dân tộc Việt Nam sẽ vươn lên từ sự sai sót này!
Muốn biết điểm đặc biệt đáng chú ư đó th́ liên hệ thực tế sẽ thấy giới cầm quyền Hà Nội đang mua sắm khí cụ khắp nơi, và nhờ cậy nhiều quốc gia đào tạo chuyên viên quân sự. Về lănh vực này, 50 năm trước, nh́n ḍng lịch sử thế giới đi qua, ông Ngô Đ́nh Nhu bàn rằng:
«(..) Chúng ta chiến bại v́ vũ khí của chúng ta kém về độ tinh xảo và quân đội chúng ta thua về tổ chức. Vậy, để chống lại địch thủ một cách hiệu quả và lâm thời thắng địch thủ, chúng ta chỉ cần học, một là kỹ thuật sử dụng vũ khí tối tân, hai là tổ chức quân đội theo Tây phương. Với hai khí giới đó, chúng ta có thể hy vọng thắng địch để bảo vệ được các tiêu chuẩn giá trị truyền thống của xă hội chúng ta. (..) Như thế có nghĩa là chúng ta chỉ canh tân quân trang và cải tổ quân đội là đủ. Mọi cơ cấu khác trong xă hội giữ nguyên vẹn. Đây gọi là sự Tây phương hóa có giới hạn.(.. »
Nghĩa là, hiện nay đảng cộng sản Việt Nam bắt tay với Mỹ-Pháp- Ấn Độ -Nhật-Nga v.v.. nhằm nhờ họ hiện đại hóa quân đội để bảo vệ đảng, cũng như t́m mọi cách để «đối trọng» với áp lực của Bắc Kinh. C̣n mọi khai hóa và cải cách về xă hội với chính trị để nâng cao dân chủ cùng dân trí cho toàn dân th́ nhà nước vẫn muốn duy tŕ nguyên trạng.
Nhưng, với h́nh thức Tây phương hóa có giới hạn như thế sẽ đưa nhà cầm quyền Việt Nam đến chỗ thất bại, có khi là sụp đổ chế độ. Bởi, kinh nghiệm qua nghiên cứu th́ ông Ngô Đ́nh Nhu «lắc đầu», rồi nói rằng:
«(..) Muốn nuôi dưỡng một lực lượng quân sự đă được canh tân (..) Và muốn gieo cho người chiến binh một sức mạnh tinh thần như người chiến binh Tây phương, lại phải tạo cho họ hoàn cảnh xă hội tương tự, nghĩa là phải cải tạo xă hội. Mà cải tạo xă hội th́ phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn cũ, điều mà các lănh đạo không dự định làm và cũng không muốn làm, v́ sở dĩ, các nhà lănh đạo này chủ trương canh tân quân đội là với mục đích bảo vệ các giá trị truyền thống cũ của xă hội họ.(..) »
Với trường hợp của quân đội cộng sản Việt Nam hiện nay cũng nằm trong hoàn cảnh nêu trên. Về mặt chủ quan, các lănh đạo đảng tin rằng quân đội và công an sẽ nhất quán «trung với đảng, hiếu với dân»! Nhưng nếu xét theo lời bàn tiếp theo của Ngô tiên sinh th́ sự tác động của khách quan sẽ làm đảo lộn mọi vấn đề, mà theo kinh nghiệm khảo cứu th́ ông Cố vấn lư luận thêm:
«(..) Sự canh tân quân đội lại đương nhiên mang đến một hậu quả khác mà các nhà lănh đạo cũng không ngờ. Những người muốn học về tổ chức quân đội Tây phương, trước tiên phải học ngôn ngữ Tây phương. (..) Nhưng khi đọc được ngôn ngữ của Tây phương rồi, th́ không làm thế nào cấm họ đọc các sách khác của Tây phương trong nhiều lĩnh vực khác: Chính trị, văn hóa, hay xă hội. Do đó, và v́ đă sẵn trong đầu sự cảm phục chính đáng đối với Tây phương trong lănh vực quân sự, những người này tự nhiên nảy ra sự cảm phục Tây phương trong lănh vực xă hội, chính trị. (..) Như vậy, họ tin rằng không thể nào có được một quân đội hùng mạnh theo mới, mà không có một tổ chức xă hội và chính trị theo mới. Và chính những người này sẽ biến thành những cái mầm của cuộc cách mạng chính trị và xă hội sau này.(..).
(..) Nếu các nhà lănh đạo lại dùng bạo quyền như đă xảy ra ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu thế kỷ hai mươi, để hoặc là băi bỏ công việc theo mới hoặc là ngưng cuộc canh tân trong những giới hạn họ muốn, mặc dù họ biết rằng hành động như vậy vẫn không cho phép họ bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ, th́ lực lượng cách mạng, lănh đạo do những người hấp thụ được, chẳng những kỹ thuật quân sự mới, mà lại thêm những tư tưởng chính trị và xă hội mới, sẽ nổi lên lật đổ các nhà lănh đạo này..(..) »
Xét theo lư luận chính trị của ông Ngô Đ́nh Nhu, th́ việc tân trang quân đội của giới cầm quyền Việt Nam hiện nay đang chứa đựng một sự tiềm ẩn về binh biến, hay nói theo cách lo sợ của đảng cộng sản Việt Nam, là sớm hay muộn cũng sẽ có «diễn biến ḥa b́nh», cũng có khi «bất ḥa b́nh»!
Và lư luận trên cũng chứng tỏ rằng, mỗi khi hệ thống cầm quyền quyết định chính sách cải cách, th́ việc cải cách đó phải toàn diện và sâu rộng trên mọi lănh vực, không thể và không thế nào thành công khi công cuộc cải cách mang tính « nửa vời» như một số chính sách «đổi mới hay mở cửa», mà nhà nước Việt cộng đă thực hiện nhưng không hiệu quả, trái lại, mức độ thiệt hại v́ phản ứng ngược lại mà hậu quả đó c̣n ảnh hưởng tới ngày nay trên một số phương diện kinh tế, chính trị và an ninh của quốc gia cũng như t́nh tự dân tộc!