V́ đau đầu với chuyện mỗi khi có khách đến thuê phòng là nhân viên khách sạn, nhà nghỉ phải lỉnh kỉnh sổ sách giấy tờ đến trụ sở công an để đăng kí tạm trú dù là nửa đêm, Đại tá Đặng Quang - Chánh án TAND Thừa Thiên Huế đã mày ṃ đưa ra đề án đăng ý lưu trú qua mạng internet và cải cách hành chính tư pháp theo hướng một cửa hiện hiện đang được nhân rộng trên toàn quốc.
“Cha đẻ” công nghệ nhấp chuột đăng kư lưu trú
Ông Quang nhớ lại, hình thức đăng kí thủ công như trên vừa gây lãng phí tiền bạc, lại khiến khách phàn nàn. Ông nói: “Trước hết khổ nhân viên đi đăng kí tạm trú cho khách, có hôm phải đợi nhiều giờ liền mới đăng kí xong. Thứ hai việc đăng kí theo cách cũ bắt buộc khách hàng phải để lại một số giấy tờ tùy thân nên gây phiền hà, ví dụ có kiểm tra hành chính khi đi đường th́ cũng rách việc v́ chứng minh nhân dân đă để ở khách sạn”.
Sau nhiều tháng tìm tòi, suy nghĩ, ông mạnh dạn đưa ra đề án “Đăng kí lưu trú qua mạng internet” vào tháng 9/2007. Đầu tiên, đề án được thử nghiệm cho đăng kí lưu trú qua điện thoại di động, ngồi một chỗ có thể đăng kí cho hàng trăm du khách. “Hiệu quả như vậy, tại sao chúng ta không làm?”, ông Quang đã nhiều lần tự vấn như vậy.
|
Chánh án Đặng Quang. |
Đă có ư tưởng th́ lại gặp khó khăn trong vấn đề kinh phí. Hơn một tháng chạy đôn chạy đáo, ông và những người giúp việc được Tỉnh duyệt cấp đúng 170 triệu trong ngân sách phát triển công nghệ thông tin, cũng là khoản tiền cuối cùng trong khoản mục chi cho công nghệ thông tin năm đó.
Không phụ người có công trăn trở, sau 3 tháng chạy thử, hệ thống được cơ bản hoàn thiện chuẩn bị ngày ra mắt công chúng. Tuy nhiên đó cũng là lúc “kiến trúc sư” Quang đối mặt với nhiều khó khăn nảy sinh: “Mỗi khách sạn, nhà nghỉ sử dụng mỗi loại máy tính, đời máy, cấu hình khác nhau nên sever máy chủ không thể tương thích với tất cả máy con. Còn đội ngũ lễ tân được tập huấn lại nhảy việc thường xuyên nên mỗi lần như thế lại phải mất công đào tạo mới”.
Từ thực tế trên, Chánh án Quang đã đôn thúc các đơn vị đối tác nỗ lực hoàn thiện hệ thống, đồng thời đơn giản hóa mọi thao tác để “chỉ sau vài phút học việc là có thể thực hiện được”. Hệ thống chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2008, ngay sau buổi công bố đã có hàng chục khách sạn lớn nhất ở TP Huế đăng kí sử dụng hệ thống. Nhiều đơn vị hành chính trên toàn quốc cũng đã xin được chia sẻ hệ thống và mua lại bản quyền.Ngày nay đến các khách sạn, nhà nghỉ, nhân viên lễ tân chỉ cần nhấp chuột trong giây lát đã có thể hoàn thành công việc đăng kí tạm trú cho khách trú lại.
Rút gọn 5 bộ phận hành chính c̣n 1
Trò chuyện với Chánh án Đặng Quang, thật không khỏi bất ngờ khi biết ông vốn là người lính. Tốt nghiệp Trường Đại học Cảnh sát, ông lên Tuyên Quang nhận công tác, đến năm 1976 ông được luân chuyển về lực lượng công an Thừa Thiên - Huế. Ông chia sẻ rằng cuộc đời mình trải qua nhiều cái “mốc” lắm nhưng năm 2010 như một ngã rẽ cuộc đời ông. Nói vậy bởi năm ấy ông chính thức được bổ nhiệm làm Chánh án TAND Tỉnh Thừa Thiên Huế. “Nhận quyết định mà tôi đắn đo mãi, đi hay không, chuyển ngành đi nữa cũng chỉ được vài năm rồi về hưu”, Chánh án Quang đã bao đêm đă tự hỏi như thế và quyết định sang công tác tại tòa án Tỉnh.
Ông bảo lư do duy nhất là muốn thử sức ở môi trường mới. Qủa đúng thử sức thật bởi chỉ sau gần đúng một năm làm Chánh án, ông đã hoàn thành công tác Cải cách hành chính tư pháp đưa TAND Thừa Thiên - Huế thành một đơn vị kiểu mẫu. “Trước đây ở Tòa có đến 5 tòa chuyên trách, 5 cửa tiếp nhận tố tụng và 5 kiểu tố tụng khác nhau từ thủ tục pháp lí đến giải quyết khiếu nại. Kiểu tổ chức này gây khó khăn, trở ngại và làm mất thì giờ người dân nên cần phải thay đổi”, ông nói một cách tự tin.
Vào máy chủ bắt… tội phạm
Đề án đăng kí lưu trú qua mạng internet của Chánh án Đặng Quang sau khi áp dụng thực tiễn đã tiết kiệm hàng trăm triệu đồng cho các doanh nghiệp, cơ quan hành chính. “Nhà sáng kiến” này còn bật mí việc đăng kí qua mạng góp phần tích cực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự cho Huế, một thành phố du lịch nổi tiếng.
“Cán bộ công an chỉ cần loại trừ và kiểm tra những địa điểm không đăng kí qua mạng. Thực tế đã có nhiều đối tượng tội phạm bị phát hiện, bắt giữ khi vào đăng kí tại các khách sạn, nhà nghỉ”, chánh án Đặng Quang cho hay.
|
“Nói đi đôi với làm”, sau hai tháng lập đề án, tổ chức hội thảo đề án “Cải cách hành chính một cửa” của Chánh án Đặng Quang được nhất trí với số phiếu đồng thuận rất cao. Vị chánh án này đă tạo bước đột phá chưa từng có trong lịch sử tòa án Việt Nam: Ngày 15/5/2011 TAND Thừa Thiên Huế chính thức rút gọn, giải tán các bộ phận hành chính của 5 tòa chuyên trách, quy gọn về duy nhất một đầu mối Tổ Hành chính tư pháp. Đến đây người dân sẽ được hướng dẫn quy trình khiếu nại, tố cáo; biết được quyền và nghĩa vụ của mình cũng như thời hạn, quy trình xét xử của tất cả các Tòa chuyên trách.
Theo lời Chánh án Đặng Quang, quy trình làm việc mới sau khi cải cách hành chính giảm tải được nhiều khâu trung gian, tiết kiệm cho cả người dân lẫn tòa án. Cụ thể, nếu trước đây người dân gửi hồ sơ qua hệ thống văn thư, sau đó bộ phận này chuyển lên các tòa chuyên trách rồi mới báo cáo Chánh án thì bây giờ từ bộ phận văn thư hồ sơ đến trực tiếp với Chánh án. Khi xem xét, phân loại, Chánh án có quyền chỉ định Thẩm phán phù hợp với loại hình kiện tụng. Thời gian xét xử, quy trình xét xử, án phí đều được chuyển tải chi tiết đến các đương sự.
Nói về lợi ích công tác cải cách hành chính, Chánh án Quang tóm gọn với khách trong mẩu chuyện về một cụ bà ở huyện Phú Lộc đi kiện tụng đất đai: “Cụ kể ở dưới quê nghe đồn muốn kiện cáo phải bỏ ra mấy chục triệu lo lót chuyện giấy tờ, hồ sơ. Nghèo quá nên cụ liều một phen bắt xe đ̣ lên Tòa án tỉnh nộp hồ sơ hỏi han. Không mất một xu nào, cụ ngỡ ngàng hỏi cô văn thư mới hay suýt nữa mình đã bị mấy tay “cò” lợi dụng”.
Được biết mô hình cải cách hành chính “một cửa” hiện đã được TAND Thừa Thiên Huế nhân rộng đến các tòa cấp huyện. Là người “đi đến đâu đổi mới ở đó” như lời nhận xét của nhiều đồng nghiệp, Chánh án Đặng Quang tâm sự luôn khát khao thực hiện những cải cách trên cơ sở có lợi cho người dân, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức cho cơ quan tố tụng.
Huế Thương
.