Vừa ly hôn xong th́ người vợ sinh con. Có nơi chấp nhận làm giấy khai sinh ghi tên người chồng cũ là cha cháu bé, có nơi lại lắc đầu…
Luật quy định con được sinh ra trong ṿng 300 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của ṭa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật th́ đương nhiên là con chung của vợ chồng. Nhưng thực tế ủy ban và ṭa lại không thống nhất về cách xác định khiến người dân không biết phải làm sao.
Ṭa chấp nhận, ủy ban nói không
Tháng 5-2008, chị V. nộp đơn đến TAND huyện Tuyên Hóa (Quảng B́nh) xin ly hôn với chồng là anh H. Sau nhiều lần ḥa giải không thành, ṭa mở phiên xử và chấp nhận yêu cầu của chị V. Bản án này có hiệu lực vào ngày 21-9-2008. Khoảng nửa năm sau, ngày 5-2-2009, chị V. sinh một cháu trai. Khi chị đến UBND xă để làm khai sinh cho con th́ xảy ra rắc rối v́ ủy ban xă không chấp nhận ghi tên anh H. là cha của cháu bé trong giấy khai sinh. Theo ủy ban, chị V. sinh con sau khi đă ly hôn anh H. nên không có cơ sở để xác định anh là cha cháu bé. Nếu muốn ghi tên anh H. là cha vào giấy khai sinh cho cháu bé th́ chị V. phải nộp cho ủy ban bản án hoặc quyết định của ṭa án về việc xác định anh H. là cha của cháu bé. Từ đó, ủy ban mới có cơ sở ghi tên anh H. vào giấy khai sinh...
Chị V. lại chạy đến ṭa nộp đơn. Tuy nhiên, ṭa lại lắc đầu từ chối yêu cầu trên của chị v́ không có thẩm quyền giải quyết. Ṭa giải thích trong vụ việc này, cơ quan đăng kư hộ tịch phải thực hiện việc đăng kư khai sinh và ghi tên chồng cũ của chị là cha của cháu bé. Bởi theo luật, bé sinh trong ṿng 300 ngày khi có bản án ly hôn của ṭa… th́ bé đương nhiên là con của chồng cũ chị.
Đến nước này chị không biết khai sinh sao cho đứa con đương nhiên là con của chị với chồng cũ mà luật đă quy định.
Ủy ban bảo được, ṭa lắc đầu
C̣n chị L. ly hôn với anh T. vào tháng 5-2007. Sáu tháng sau, ngày 15-11, chị L. sinh thêm một bé gái. Làm giấy khai sinh, chị ghi anh T. là cha cháu bé. Sau đó do hoàn cảnh khó khăn, thấy mức tiền cấp dưỡng nuôi con của chồng cũ không c̣n phù hợp nên chị L. yêu cầu anh T. tăng mức đóng góp cấp dưỡng nuôi đứa con trai đầu của anh chị. Đồng thời, chị cũng yêu cầu anh góp thêm tiền để nuôi cả đứa con gái sinh sau. Tuy nhiên, anh T. không chấp nhận.
Tháng 10-2009, chị L. làm đơn yêu cầu TAND huyện Quảng Trạch (Quảng B́nh) buộc anh T. phải cấp dưỡng nuôi con gái sau. Khi xem xét hồ sơ, ṭa nhận thấy chị L. sinh con gái sau khi đă ly hôn nên để có cơ sở buộc anh T. cấp dưỡng nuôi con th́ chị L. phải làm đơn yêu cầu ṭa án xác định anh T. là cha của cháu bé trước. Sau đó chị mới có quyền khởi kiện giải quyết việc buộc anh T. đóng góp cấp dưỡng...
Khổ cho người dân
Một thẩm phán TAND tỉnh Quảng B́nh cho biết sở dĩ có những trường hợp như trên là do nhận thức và xử lư trái ngược nhau giữa ṭa và ủy ban. Trong vụ thứ nhất, ủy ban c̣n dè dặt, không dám ghi tên anh H. vào giấy khai sinh của con mà phải chờ sự xác định của ṭa án. Trong khi đó th́ ṭa án lại khẳng định là không cần thiết. Ngược lại, ở trường hợp thứ hai, trong khi ủy ban đă xác định anh T. là cha của bé gái bằng việc cho đăng kư khai sinh nhưng ṭa án lại ngần ngại, buộc đương sự phải yêu cầu ṭa xác định cha cho con.
Theo thẩm phán này, cả hai trường hợp người con đều sinh ra sau thời kỳ hôn nhân nhưng người vợ đă có thai trong thời kỳ hôn nhân nên đương nhiên được xác định là con chung của vợ chồng. Cụ thể Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đ́nh quy định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Và Điều 21 Nghị định 70/2001 của Chính phủ cũng quy định con sinh ra trong ṿng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của ṭa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật th́ được xác định là con chung của hai người. Hai trường hợp trên, người vợ đều sinh con trong thời gian luật định.
Ở trường hợp thứ hai, nếu anh T. không thừa nhận đứa con sau là của ḿnh th́ anh phải là người nộp đơn đến ṭa án yêu cầu ṭa xác định và có nghĩa vụ cung cấp chứng minh điều ḿnh nói chứ không phải là chị L. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay th́ ṭa án nhiều nơi vẫn yêu cầu đương sự phải tiến hành thủ tục qua ṭa xác nhận cha cho con trong trường hợp đương nhiên là con chung rồi mới giải quyết một số yêu cầu khác.
Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngày đăng kư kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con th́ phải có chứng cứ và phải được ṭa án xác định.
Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định.
Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đ́nh Hiểu trái ngược là không đúng
Không cần thiết phải yêu cầu xác định cha cho con trong trường hợp thứ hai như ṭa yêu cầu chị L. Bởi là giấy khai sinh của cháu bé đă là chứng cứ, t́nh tiết không cần chứng minh theo quy định của BLTTDS. Giấy khai sinh đă xác nhận anh H. là cha của cháu gái sau th́ đâu cần thiết buộc chị L. phải yêu cầu xác định cha cho con rồi mới đ̣i cấp dưỡng.
Luật đă quy định cụ thể, ủy ban và ṭa cứ vận dụng, áp dụng sao lại hiểu trái ngược nhau, đùn đẩy làm khó cho dân.
Luật sư TRẦN HẢI ĐỨC, Đoàn Luật sư TP.HCM
Cần sự hướng dẫn về việc đi biệt tích
Ngoài việc xác định cha đương nhiên cho con trên th́ hiện có rất nhiều trường hợp vợ chồng mâu thuẫn, một trong hai bỏ đi biệt tích. Vợ hay chồng ở nhà sau một thời gian dài chờ đợi đă yêu cầu xin ly hôn. Trong những vụ án ly hôn này, người đang nuôi dưỡng con thường yêu cầu người đă bỏ đi trở về phải cấp dưỡng nuôi con hoặc khấu trừ tài sản chung của người biệt tích để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con tính từ thời điểm người đó bỏ đi. Có ṭa th́ chấp nhận yêu cầu buộc cấp dưỡng từ khi người bỏ đi biệt tích không thực hiện việc nuôi dưỡng. Có ṭa chỉ chấp nhận buộc bên không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng từ khi bản án ly hôn có hiệu lực. V́ thế cần thiết có hướng dẫn để vận dụng thống nhất khi giải quyết án.
Một thẩm phán Ṭa Dân sự TAND TP.HCM |
HOÀNG YẾN