R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
|
Quản lư giá... một nửa
Từ nhiều năm, đă có tới 15 loại hàng hóa thiết yếu được đưa vào diện hoặc Nhà nước quản lư giá, hoặc Nhà nước b́nh ổn giá. Nhưng rất nhiều trong đó, đă bị thả nổi, hoặc bị thao túng...
Ngày 26.4.2008 đă ghi lại một hiện tượng lạ trong lịch sử kinh tế Việt Nam. Rất nhiều các đại lư gạo trên khắp đất nước đă "đóng cửa", hoặc treo biển "hết hàng" khi giá gạo tăng liên tục và tăng đến đỉnh điểm. Giá tạo tẻ Bắc Hương chẳng hạn, vào ngày 19.4, có giá là 8.000 đồng/kg, đến ngày 25.4 đă lên tới 15.000 đồng/kg. Gần gấp đôi.
Sau đó, ngày 27.4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tuyên bố: "Cơn sốt hiện nay là do đầu cơ", rằng "Việt Nam không hề thiếu gạo". 4 tháng sau đó, gạo ế. Chính phủ ra chỉ thị: Đảm bảo thu mua hết lúa gạo trong dân, đảm bảo nông dân có lăi 40%.
Để xảy ra cơn sốt gạo ở một đất nước xuất khẩu gạo nhất nh́ thế giới, trong hoàn cảnh vụ đông xuân được mùa với sản lượng 9 triệu tấn và lượng xuất khẩu năm 2008 đạt kỷ lục 5,1 triệu tấn, rơ ràng, có trách nhiệm của các cơ quan quản lư.
Vụ này ḥa cả làng sau đó v́ không thể bắt được bất cứ "nhà đầu cơ" nào. Và cho đến nay, giá gạo sốt thêm vào lần nữa (gần đây nhất là tháng 4.2011). Gạo, cũng là một loại hàng hóa liên tục chiếm vị trí quán quân trong rổ hàng hóa tính CPI các tháng.
Cũng trong tháng 4, thời điểm sốt gạo từ Bắc chí Nam, một số địa phương ra tuyên bố kiên quyết ổn định giá các mặt hàng “thiết yếu” là... nước sạch, vé xe buưt và phí giữ xe! Nhiều người không lư giải, không liên hệ nổi câu chuyện bất lực trong việc để xảy ra sốt giá gạo và những tuyên bố b́nh ổn giá những loại hàng hóa "thiết yếu" đến nỗi "chiếm tỷ trọng không đáng tính toán trong chi phí đời sống dân cư".
Bởi vậy, khi Luật Giá được đưa ra nghị trường, các đại biểu đă có lư khi cho rằng Nhà nước chỉ nên can thiệp các mặt hàng thiết yếu, chẳng hạn như gạo, loại hàng hóa liên quan trực tiếp đến đời sống của hơn 70% dân cư là nông dân, và cũng là loại hàng hóa thiết yếu của thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát, và đời sống của cả gần 90 triệu dân.
Từ nhiều năm, đă có tới 15 loại hàng hóa thiết yếu được đưa vào diện hoặc Nhà nước quản lư giá, hoặc Nhà nước b́nh ổn giá. Nhưng rất nhiều trong đó, đă bị thả nổi, hoặc bị thao túng, từ giá thuốc chữa bệnh, giá sữa, dịch vụ y tế, học phí...cho thấy trong việc quản lư giá, chúng ta thực sự "bất lực"- chữ dùng của đại biểu QH TP.HCM, đồng thời cũng là chủ một tập đoàn bán lẻ - ông Nguyễn Ngọc Ḥa.
Đại biểu Hải Pḥng Trần Ngọc Vinh th́ gọi là "Nhà nước không can thiệp được". "Không can thiệp được", hay "bất lực", chết nỗi không phải là do thiếu luật. Ngẫm cho cùng là bởi giá cả hàng hóa thực sự chưa, thậm chí là không, được quyết định bởi thị trường, và thiếu cơ bản sự cạnh tranh. Chính v́ việc quản lư thị trường theo kiểu hành chính đă sản sinh ra một thị trường "không giống ai". Và đầu cơ, chỉ có thể sinh ra trong sự bất lực của việc quản lư giá và thiếu minh bạch trong công khai giá.
Các đại biểu QH có nỗi lo Nhà nước quá can thiệp vào thị trường. Dân chúng c̣n có thêm một nỗi lo khác: Can thiệp rồi mà vẫn bất lực. Việc có một Luật Giá, v́ thế, mới chỉ được một nửa của việc quản lư.
Anh Đào
Theo DânViệt
|