Hơn 50.000 người Ai Cập hôm qua đă đổ về quảng trường Tahrir để đ̣i chính phủ quân sự trao quyền lực cho chính phủ dân sự, sau khi nội các đưa ra đề xuất hiến pháp trong đó cố gắng duy tŕ vai tṛ của quân đội.
Người biểu t́nh trên quảng trường Tahrir, nơi đă diễn ra cuộc nổi dậy lật đổ ông Mubarak hồi tháng 2.
Những người biểu t́nh, hầu hết là đàn ông để râu và phụ nữ che mạng, đă hát những khẩu hiệu tôn giáo trước lễ cầu nguyện ngày thứ sáu, trong khi những người khác giương cao các tấm biển ngữ yêu cầu rút lại đề xuất hiến pháp và yêu cầu tổ chức bầu cử tổng thống không muộn hơn 4/2012.
Người biểu t́nh đến từ nhiều đảng phái chính trị và nhóm khác nhau.
“Có phải chính phủ muốn làm bẽ mặt người dân? Người dân đă nổi dậy chống ông Mubarak và họ sẽ nổi dậy chống hiến pháp họ muốn áp đặt lên chúng tôi”, một thành viên của nhó Hồi giáo chính thống Salafi hô vang qua loa phóng thanh, với sự hưởng ứng, ḥ reo của hàng ngàn người biểu t́nh.
Cuộc biểu t́nh làm người ta nhớ lại những cuộc biểu t́nh ở chính quảng trường Tahrir này trong suốt 18 ngày để lật đổ ông Mubarak vào ngày 18/2.
Bầu cử quốc hội vào ngày 28/11 có thể bị đổ bể nếu các đảng phái chính trị và chính phủ không giải quyết được bất đồng liên quan đến các điều khoản đề xuất nhằm ngăn quân đội giám sát quốc hội, từ đó có khả năng cho phép họ chống lại một chính phủ được bầu.
Hơn 39 đảng phái chính trị và các nhóm đă cùng tuyên bố sẽ biểu t́nh “để bảo vệ nền dân chủ và công cuộc chuyển giao quyền lực” sau khi các cuộc đàm phán giữa các nhóm Hồi giáo và nội các đổ bể. Trong số này có các đảng Hồi giáo Salafi và tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo.
Một mục đích
Những người biểu t́nh dù dựng "vũ đài" biểu t́nh khác nhau, nhưng có một mục đích chung là chống các nhà lănh đạo quân sự nắm quyền.
Phỏ Thủ tướng Ali al-Silmi đă vào đầu tháng này đưa ra cho các nhóm chính trị một bản thảo hiến pháp trong đó quân đội có đặc quyền trong các vấn đề nội bộ và ngân sách.
Bất chấp kêu gọi thống nhất là chống lại các tướng lĩnh đang nắm quyền, Quảng trường Tahrir vẫn có sự chia rẽ giữa các đối thủ của Đảng Tự do và Công lư của nhóm Huynh Đệ Hồi giáo và các đối thủ Salafi, đại diện cho rất nhiều đảng phái chính trị.
Những đối thủ Hồi giáo này dựng các bục đăng đàn riêng và tổ chức các bài phát biểu riêng, khẩu hiệu riêng và chỉ tập hợp chung khi cầu nguyện vào ngày thứ sáu.
“Mục đích của chúng tôi là một nhưng có sự khác biệt giữa chúng tôi và các nhóm Hồi giáo”, Abdullah Galil, một thanh niên Salafi cho hay.
Các đảng tự do và cánh tả cũng tuần hành về Quảng trường Tahrir để tham gia biểu t́nh.
“Không có lựa chọn nào khác ngoài trả lại yêu cầu của cuộc nổi dậy, đó là phải trở lại đúng đường, qua một tiếng nói chính trị hợp nhất”, Mohamed Anis, người sáng lập của Đảng Công lư xu hướng tự do cho hay.
Chia sẻ qua:
Theo Dân Trí