Nhật Bản đang đẩy mạnh can dự vào khu vực Á - Âu bằng hàng loạt biện pháp, từ kinh tế đến chính trị, ngoại giao.
Nhật Bản bị Trung Quốc “hất cẳng” khỏi ngôi vị thứ 2 của nền kinh tế thế giới. Ngoài ra, giới phân tích c̣n cho rằng, Tokyo cũng sẽ sớm bị New Delhi “qua mặt” trong một tương lai gần.
Ngoài mục đích tạo thế cân bằng về ảnh hưởng với Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước lớn khác, Tokyo muốn đa dạng hóa nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh điện hạt nhân để lại những hệ lụy nặng nề sau thảm họa kép hồi đầu năm.
Các hướng tiến công
Azerbaijan là một trong những đích quan trọng nhất mà giới hoạch định chính sách Tokyo hướng đến trong chiến lược của ḿnh. Hồi đầu tháng 10/2011, Đại sứ Azerbaijan tại Nhật Bản Gursel Ismayilzada khuyến khích hai nước hợp tác mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.
|
Quan hệ Nhật Bản – Uzbekistan gần đây phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Mofa. |
Thời gian gần đây c̣n chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ quan hệ song phương Nhật Bản – Uzbekistan. Trong chuyến thăm Nhật Bản hồi tháng 2/2011 của Tổng thống Islam Karimov, hai bên ra tuyên bố chung, trong đó khẳng định tầm quan trọng chiến lược của Uzbekistan đối với Nhật Bản; cũng như nguyện vọng tăng cường hợp tác của hai nước trong nhiều lĩnh vực như thương mại, chính trị.
Chuyến thăm này diễn ra sau khi hai tập đoàn Itochu Corporation của Nhật Bản và Navoi Mining&Metallurgical của Uzbekistan kư một hợp đồng 10 năm liên quan tới vấn đề mua bán uranium. Hai sự kiện này là động lực để Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan nhận định Uzbekistan “có tầm quan trọng rất lớn về mặt địa chính trị đối với Nhật Bản”.
Khác với Uzbekistan và Azerbaijan, quan hệ Nhật Bản và Nga lại có những đặc điểm riêng. Dù tranh căi diễn ra kéo dài liên quan tới chủ quyền lănh thổ xung quanh quần đảo Kurin, nhưng trên khía cạnh khác, đặc biệt là thương mại và kinh tế, quan hệ song phương lại chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.
Kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt 24 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2009. Cả hai nước "tận dụng" tốt Ủy ban liên chính phủ Nga – Nhật về các vấn đề kinh tế - một diễn đàn để giải quyết các vấn đề kinh tế song phương cấp bộ trưởng.
Theo giới chuyên gia, quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và nhiều quốc gia sản xuất dầu mỏ ở Trung Đông cũng cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Trong đó, quan hệ với Iran giữ vai tṛ rất quan trọng đối với chiến lược tăng cường can dự khu vực của Tokyo.
Năm 2010, kim ngạch thương mại song Nhật Bản - Iran đạt 13 tỷ USD, trong đó Tokyo mua 11 tỷ USD dầu từ Tehran. Kim ngạch thương mại giữa Nhật Bản và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất và Saudi Arabia lần lượt đạt 32,8 tỷ USD và 38 tỷ USD năm 2010 – dấu hiệu mạnh mẽ hơn cho thấy sự gia tăng can dự vào khu vực của Nhật Bản.
Cũng mới đây, trong cuộc gặp với Đại sứ Nhật Bản tại Iran Kinichi Komano, giới chức Tehran kêu gọi sự hợp tác mạnh mẽ hơn với Nhật Bản trong khuôn khổ Các khu vực tự do thương mại Iran.
Xây dựng căn cứ quân sự
Năm 2010, Nhật Bản tuyên bố hoàn tất thỏa thuận xây dựng và mở một căn cứ hải quân ở Djibouti, gần khu vực Sừng châu Phi. Bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2011, đây là căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên và duy nhất của Nhật Bản kể từ khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.
Căn cứ này "trị giá" 40 triệu USD, bao gồm một sân bay cho phép máy bay Nhật tuần tra một phần Ấn Độ Dương, nhất là Vịnh Ađen. Ngoài ra, căn cứ này c̣n có các trang thiết bị phục vụ tàu hải quân,theo đó sẽ hỗ trợ đặc lực các nỗ lực chống cượp biển của Nhật Bản cũng như các tàu vận tải nước này đi qua đây...
Giới chuyên gia quân sự cho rằng, căn cứ ở Djibuti sẽ giúp Tokyo duy tŕ ảnh hưởng và lợi ích ở khu vực Trung Đông.
Sức mạnh mềm
Sức mạnh mềm cũng là công cụ được giới lănh đạo Nhật Bản sử dụng để gia tăng ảnh hưởng. Hồi tháng 2 năm nay, phái đoàn Bộ Quốc pḥng Nhật Bản thăm Thủ đô Tbilisi của Gruzia để hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà về hợp tác quân sự song phương.
Chuyến thăm này diễn ra sau tuyên bố hồi tháng 1, theo đó Nhật Bản cùng Thổ Nhỹ Kỳ đầu tư một tỷ USD để xây một nhà máy phân đạm hóa học ở Turkmenistan. Sau đó đến tháng 10, Tokyo cung cấp khoản hỗ trợ trị giá 11 triệu USD cho Azerbaijan nhằm xây dựng và sửa chữa 50 trường học. Phương cách tiếp cận mềm này được cho là giữ vai tṛ quan trọng giúp Nhật Bản “thâm nhập” sâu hơn vào khu vực.
Khi an ninh năng lượng trở thành ưu tiên hàng đầu của hầu hết các nước phát triển, Nhật Bản có những sáng kiến can dự vào khu vực Á - Âu để giải quyết bài toán năng lượng và hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ cũng như nhiều nước lớn khác tại khu vực này.
Giới phân tích cho rằng, trong tương lai không xa, thế giới sẽ chứng kiện sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều nước lớn tại khu vực Á - Âu, trong đó Nhật Bản sẽ là một tay chơi đáng gờm.