TP - Chỉ tham chiến ở Việt Nam đúng 13 tháng, nhưng 40 năm qua, cựu binh Chuck Palazzo luôn cảm thấy canh cánh trong ḷng v́ món nợ máu với người dân đất nước Đông Nam Á xinh đẹp. Ông lặng lẽ rời bỏ nước Mỹ, tới Việt Nam để… 'trả nợ'.
|
Cùng với các em bé da cam. Ảnh: Nam Cường. |
Năm 1970, tức 41 năm trước, mùa hè đổ lửa ở chiến trường miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam, chàng trai Chuk Palazzo mới 17 tuổi, là lính thủy đánh bộ thuộc lực lượng Hải quân Mỹ chân ướt chân ráo đặt chân đến Đà Nẵng. Ngay lập tức, chàng cầm súng đi khắp các chiến trường, từ Đà Nẵng, Huế rồi Quảng Trị với lư tưởng thơ ngây: Trả lại tự do cho đất nước Việt Nam.
Thế rồi, thực tế khắc nghiệt đă bóp nghẹt ngay lập tức “lư tưởng cao cả” của chàng. Chuck Palazzo nhận ra, đây là cuộc chiến phi nghĩa, và sự tham gia của chàng, một lính thủy đánh bộ Hải quân Mỹ trẻ măng chỉ góp phần mang lại đau khổ cho dân thường. Sau 13 tháng, chàng rời bỏ quân ngũ lên đường trở về Mỹ, mang theo nỗi thất vọng lớn lao về một cuộc chiến mà chàng lầm tưởng là chân chính.
Đặt chân lên nước Mỹ sau 13 tháng ở Việt Nam, điều đầu tiên mà Chuk Palazzo làm là xin rút khỏi lực lượng hải quân. Trở thành công dân b́nh thường, ông âm thầm thu thập tài liệu, chứng cớ để đi vận động các cựu binh từng tham chiến ở Việt Nam hiểu rơ về cuộc chiến tranh mà lính Mỹ hừng hực vào cuộc giúp đỡ chính quyền ngụy quân Sài G̣n chống lại cộng sản Việt Nam.
“Hồi đó, để giúp các chiến binh hiểu được sự vô nghĩa của chiến tranh Việt Nam là cực kỳ khó khăn. Thời nào cũng vậy, các chàng trai trẻ luôn hết ḿnh v́ nước Mỹ” – Chuk Palazzo bần thần nhớ lại.
Một chi tiết khiến Chuck Palazzo cho đến bây giờ, sau 41 năm vẫn c̣n điên tiết là sự dối trá đến mức trắng trợn của một số Cty hóa chất Mỹ. Chuck Palazzo kể rằng, hồi đó, để rải thảm chất độc da cam xuống Việt Nam, binh lính Mỹ đă nhận được một lời hứa, rằng chất điôxin không hề gây tác hại, chỉ là những chất hóa học nhằm làm rụng lá cây, để lính Việt Nam không c̣n nơi ẩn nấp, giúp Mỹ dễ dàng t́m mục tiêu từ máy bay.
“Sau này, chúng tôi mới biết, đó là chất giết người, không giết trực tiếp nhưng từ từ, và giết chết thế hệ tương lai”. Hai năm tham chiến ở Việt Nam cũng là khoảng thời gian cuối cùng quân đội Mỹ dùng chất độc da cam rải xuống Việt Nam nhưng cũng quá đủ để chàng lính thủy đánh bộ Chuck Palazzo ớn lạnh khi nghĩ về điôxin.
|
Chuck Palazzo được chị Nguyễn Thị Hiền trao tặng danh hiệu tấm ḷng vàng. |
Rời nước Mỹ v́ nạn nhân da cam Việt Nam
Công việc kinh doanh phần mềm ở New York và Florida đang phát triển thuận lợi, nhưng Chuck Palazzo vẫn bỏ tất cả để tới định cư ở Việt Nam, với tâm nguyện làm hết sức ḿnh để giảm thiểu nỗi đau da cam cũng như tác nhân chiến tranh mà nước Mỹ đă để lại.
“Thật ra tôi đă làm công việc này từ lâu rồi, và cũng đă t́m hiểu kỹ về các nạn nhân da cam ở Việt Nam và thế giới từ hơn 20 năm trước, nhưng đến Việt Nam cũng bởi một sự t́nh cờ” – Chuck Palazzo kể lại.
Tại công ty của Chuck ở New York có một cộng sự người gốc Việt Nam. Anh này có mẹ là người Đà Nẵng c̣n bố là người Mỹ. Khi Chuck Palazzo biết được điều này, ngay lập tức một quyết định táo bạo nảy ra: tại sao không chọn Việt Nam là quê hương thứ 2, nơi ḿnh từng cầm súng? Và thế là năm 2008, Chuck Palazzo tới Sài G̣n t́m hiểu, sau đúng 1 năm, ông chọn Đà Nẵng làm nơi sinh sống và bắt đầu công việc kinh doanh phần mềm. Đó chỉ là công việc phụ, bởi phần lớn thời gian cũng như công sức của ông dành cho công việc từ thiện, đi vận động các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, góp công giúp đỡ nạn nhân da cam và bom ḿn chiến tranh.
Trước khi đến Việt Nam, Chuck Palazzo là thành viên của tổ chức Cựu chiến binh Mỹ v́ ḥa b́nh. Cũng chính ông là người đặt nền móng cho tổ chức này xuất hiện và hoạt động ở Việt Nam.
“Thật hổ thẹn khi chúng tôi chỉ mới có mặt ở Việt Nam cách đây 2 năm trong vấn đề giúp đỡ các bạn, giúp đỡ những nạn nhân, khi mà mấy chục năm trước, bằng sự ngây thơ điên cuồng, chúng tôi đă tàn sát đất nước các bạn” – Chuck Palazzo khá chân thành trước câu hỏi của tôi, v́ sao không phải từ rất lâu rồi mà đến tận mấy năm gần đây, ông cũng như những thành viên của tổ chức Cựu chiến binh v́ ḥa b́nh mới đến Việt Nam.
T́m hiểu nhiều về nạn nhân da cam Việt Nam qua mạng internet cũng như truyền thông Việt Nam và quốc tế, nhưng Chuck Palazzo vẫn không khỏi cảm giác sốc nặng khi chứng kiến trực tiếp di chứng điôxin để lại trên người các thế hệ tương lai.
“Mỗi lần gặp họ là một lần tim tôi như bị bóp nghẹt. Có một nỗi đau mà tôi không thể nói thành lời cho anh hiểu được. Cái cảm giác khi chứng kiến h́nh ảnh dị dạng của những nạn nhân do ḿnh từng gây ra hơn 40 năm trước thật kinh khủng. Hằng đêm, nó cứ ám ảnh tôi trong từng giấc ngủ. Xin Chúa ḷng lành tha tội cho chúng tôi” - Chuck Palazzo buồn bă.
Nhưng cảm giác của Chuck không hoàn toàn là sự khiếp sợ, khi ngày ngày ông đi, đến, gặp và ôm những em bé da cam vào ḷng, rồi chơi đùa cùng các em mà là sự khâm phục trước ư chí, sự lạc quan trước bất hạnh. Ngồi kế bên, bà Nguyễn Thị Hiền – Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC) Đà Nẵng c̣n nhớ như in lần đầu tiên ông Chuck Palazzo đến nhờ chị dẫn đi thăm các em.
“Lần đó, ông Chuck đă bị sốc và khóc. Gặp nhiều người Mỹ khi họ đến với nạn nhân da cam, nhưng tôi không nghĩ họ sẽ khóc như ông Chuck. Đó là một t́nh cảm chân thành”.
Ấn tượng nhất của Chuck Palazzo chính là thầy giáo
tí hon Nguyễn Ngọc Phương - một NNCĐDC mà giờ đây h́nh ảnh cũng như nghị lực của anh đă lan tỏa trên khắp thế giới. Trước cửa hàng sửa xe máy của anh Phương, Chuck Palazzo lặng người, không nói nên lời trước những công việc mà anh Phương làm được. Có lẽ, đây là lần đầu tiên Chuck được thấy, thế nào là nghị lực vượt khó thực sự của NNCĐ DC Việt Nam.
“Tôi đă ôm lấy Phương, thề rằng sẽ tiếp tục công việc c̣n dang dở. Anh ấy như một liều thuốc tinh thần tiếp thêm động lực cho tôi. Được thấy những người như Phương, tâm hồn tôi, và sẽ là các bạn của tôi nữa, những cựu chiến binh Mỹ, người dân Mỹ sẽ thấy nhẹ nhơm hơn phần nào” – Chuck nói.
“Tôi không thể đoán trước kết quả của cuộc đấu tranh v́ công lư của các bạn, nhưng tôi biết chắc, cả thế giới ủng hộ các bạn. Tôi hy vọng sẽ có một kết quả thật công bằng - Chuck Palazzo”. |
Nụ cười mới xuất hiện trên gương mặt, ngay lập tức đă biến mất, Chuck Palazzo rầu rĩ: Nhưng không phải ai cũng như anh ấy, hàng trăm người khác, họ vẫn sống, vẫn cố gắng qua ngày, nhưng dấu ấn để lại là quá lớn. Sự bất hạnh đúng là đến mức tột cùng. Ánh mắt Chuck vẫn hiện lên nét kinh hoàng khi tiếp xúc với một nạn nhân dị dạng khuôn mặt bởi chất độc điôxin.
Rồi những lần đến lớp sinh hoạt, vui đùa với các em, Chuck vẫn cười, vẫn vui vẻ hồn nhiên, ḥa cùng niềm vui đón khách của các em. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn ông là sự sám hối, một sự hối hận lớn. Chuck đau đớn: Làm sao trả được khuôn mặt cho chị ấy? Làm sao trả nụ cười nguyên vẹn cho các em? Làm sao thế hệ tương lai không c̣n hứng chịu di chứng điôxin?
Chuck Palazzo không phải và cũng không thể xóa tan những đau khổ mà các NN CĐDC đă và đang hứng chịu, nhưng ông vẫn miệt mài xoa dịu nỗi đau đó. Điều mà Chuck quan tâm nhất là lo cho cuộc sống kinh tế. Hiện nay, Chuck cùng chị Nguyễn Thị Hiền đă đi mua ḅ, lợn giống đem về tặng cho các gia đ́nh nạn nhân da cam ở Đà Nẵng.
Chuck vui vẻ: Tôi nhẩm đếm từng ngày để được thấy ḅ và heo lớn lên. Hiện tại, Chuck Palazzo đă là thành viên của Hội NN CĐDC Đà Nẵng và đang thể hiện khả năng kết nối tuyệt vời các Mạnh Thường Quân đến với VAVA Đà Nẵng. Mới đây thôi, Chuck Palazzo đă giới thiệu và dẫn cô Kim Nguyên Rowne (gốc Việt, quốc tịch Anh) và Angela Raurcher (Mỹ) cùng góp sức tặng ḅ cái cho NNDC.
Angela Raurcher vui vẻ: Tôi thấy cách các bạn tặng ḅ rất hay. Ḅ sẽ đẻ ra ḅ con, và thế là người dân không phải lo v́ thiếu ăn. Angela mới du lịch đến Việt Nam lần đầu tiên, có thể cô chưa hiểu hết được nỗi đau mà NNDC gánh chịu. Chuck tiếp lời: Tôi sẽ giúp cô ấy hiểu thế nào là sự bất hạnh mà điôxin giáng xuống. Cô ấy cũng hứa sẽ vận động bạn bè ở Mỹ quyên góp tiền.
Chuck Palazzo chia tay tôi để đi Ḥa Nhơn thăm một gia đ́nh NNDC, nhắn nhủ: 41 năm trước tôi đă đến đây, và bây giờ tôi sống ở đây, chỉ khác nhau là có và không có súng đạn. C̣n các bạn vẫn thế, nhân hậu và bao dung. Bởi thế, những cố gắng của chúng tôi, của nước Mỹ bao nhiêu vẫn là chưa đủ.
Nam Cường
Tiền Phong