Trong các vụ ch́m tàu bí ẩn, trường hợp chiếc SS Ourang Medan của Hà Lan ch́m ở vùng eo biển Malacca vào năm 1948 là kỳ dị nhất
Đây là một câu chuyện kể trong lúc trà dư tửu hậu của dân đi biển ở tuổi đầu bạc răng long. Câu chuyện tưởng chừng như bịa nhưng có sức mê hoặc lạ lùng, được nhiều tác giả và học giả t́m hiểu, viết thành truyện ly kỳ đậm chất phiêu lưu mạo hiểm pha chút t́nh báo. Nhiều người hoài nghi tính chân thật của câu chuyện nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó đă trở thành một huyền thoại bất hủ.
Chết không nhắm mắt
Theo nhà sử học biển Roy Bainton, càng t́m hiểu sâu, người ta càng bị cuốn hút vào những t́nh tiết, sắc thái hết sức đặc biệt của câu chuyện vốn chứa đựng một bí mật có lẽ được giữ kín ở văn khố chính phủ hoặc kho hồ sơ t́nh báo nào đó.
Nhà sử học Roy Bainton. Ảnh: N.W.C
Sự kiện tàu SS Ourang Medan ch́m được ghi nhận lần đầu trên tập san Biên bản lưu trữ Hội đồng Thương thuyền do lực lượng tuần duyên Mỹ xuất bản số tháng 5-1952. Từ Ourang, theo tiếng Mă Lai có nghĩa là “người” hoặc “đàn ông”, c̣n Medan là thành phố lớn nhất trên đảo Sumatra, Indonesia; dịch nôm na là “Người Medan”. Sau đó từ này c̣n xuất hiện trong nhiều cuốn sách và tạp chí, đặc biệt là tạp chí Fortean Times của Anh.
Chuyện kể rằng tháng 2-1948 (có tài liệu nói tháng 6-1947), có một bản tin vô tuyến điện cầu cứu của tàu chở hàng Hà Lan SS Ourang Medan ở vùng eo biển Malacca, nằm giữa bán đảo Mă Lai và đảo Sumatra. Bản tin nói “tất cả sĩ quan, kể cả thuyền trưởng, đang nằm la liệt trong pḥng bản đồ và đài chỉ huy. Toàn bộ thủy thủ đoàn có lẽ đă chết…”. Sau bản tin khủng khiếp này là một loạt tín hiệu S.O.S và một bản mă morse lộn xộn khó hiểu. Cuối cùng là hai từ “Tôi chết”.
Hai tàu Mỹ - chiếc City of Baltimore và Silver Star của hăng Grace Lines, New York - đang chạy trong eo biển Malacca tiếp nhận được bản tin nói trên. Khi thủy thủ tàu Silver Star leo lên tàu SS Ourang Medan để cứu nạn, họ t́m thấy nhân viên vô tuyến điện – người gửi bản tin và tín hiệu S.O.S – đă chết, mắt mở hết cỡ lộ vẻ kinh hoàng tột độ, trên tay vẫn c̣n cầm cần gơ mă morse. Toàn thể sĩ quan và thủy thủ đoàn - kể cả xác một con chó - đều chết trong tư thế “răng nhe, đầu quay ngược về phía mặt trời, mắt nh́n trừng trừng, nét mặt kinh hăi”.
Chưa kịp xem xét ǵ thêm th́ đột nhiên có đám cháy bùng phát trong một khoang chứa hàng buộc thủy thủ tàu Mỹ phải rút lui. Sau đó, chiếc SS Ourang Medan nổ tung, bốc cháy rồi ch́m rất nhanh. Sức nổ mạnh đến nổi con tàu “bị nhấc lên khỏi mặt biển”, theo tường thuật của thủy thủ tàu Mỹ.
Không một dấu vết
Ông Bainton bắt đầu tra cứu sổ sách công ty xếp hạng tàu thuyền Lloyd Register nhưng chẳng thấy ghi vụ ch́m tàu SS Ourang Medan. T́m trong tự điển Thảm họa trên biển cũng không thấy có tên tàu này. Không nản chí, ông viết thư cho bộ phận hộ tịch tàu và thủy thủ của Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Anh ở Greenwich hỏi về tàu SS Ourang Medan. Nơi đây cũng không biết ǵ và gợi ư ông nên đi Amsterdam t́m hiểu v́ đó là tàu Hà Lan.
Một chiếc tàu cùng loại với chiếc SS Ourang Medan. Ảnh: D.B
T́m hiểu ở cơ quan đăng kiểm tàu thuyền Hà Lan ở Amsterdam, ông Bainton càng bị mê hoặc bởi sự bí ẩn. Người ta cho ông biết có một con tàu tên Medan đă bị xóa tên trước thế chiến II. Nhưng tại đây, ông phát hiện ba điều làm ông vững ḷng tin vào “truyền thuyết” SS Ourang Medan. Ông tiếp cận được một cuốn sách nhỏ dày 32 trang của tác giả Otto Mielke (đă qua đời) có tựa đề Das Totenschiff in der Sudsee (Con tàu tử thần trên biển Nam Hải) xuất bản năm 1954. Cuốn sách tường thuật chi tiết chuyến đi của chiếc Silver Star. Ông Mielke có vẻ như biết khá rơ hải tŕnh và loại hàng hóa chở trên tàu SS Ourang Medan nhưng không hiểu tại sao bỏ sót mọi chi tiết quan trọng.
Bainton cũng phát hiện ngoài ông ra, c̣n có hai người từng nghiên cứu hồ sơ tàu SS Ourang Medan. Đó là giáo sư Theodor Siersdorfer ở Essen theo dơi vụ này trên 45 năm và thám tử hàng hải Alvar Mastin, một người Đức sinh sống ở Hull, Anh. Mastin là người liên tục t́m cách tiếp cận danh sách thuyền viên Silver Star và nhật kư hải tŕnh nhưng vấp phải sự im lặng đáng sợ của hăng tàu Grace Lines.
Một âm mưu chính trị?
Theo ông Mielke, chiếc tàu Hà Lan có thể chở hỗn hợp potassium cyanide và nitroglycerine cực kỳ nguy hiểm v́ dễ cháy nổ hoặc khí độc là hai mặt “hàng tử thần” thừa thăi sau thế chiến II.
Do Nghị định thư Geneva 1925 được 33 nước thông qua nghiêm cấm sử dụng vũ khí hóa học, thế chiến II kết thúc, nhiều nước t́m cách bán rẻ hoặc chôn giấu loại “hàng tử thần” nói trên. Bộ Quốc pḥng Anh từng bị chỉ trích v́ lén lút thuê tàu chở hơn 100.000 tấn khí độc “tabun” và “sarin” ra Bắc Hải và Đại Tây Dương rồi nhấn ch́m xuống biển.
Theo ông Roy Bainton, nhiều khả năng tàu SS Ourang Medan chở lậu “hàng tử thần” cho nên thủy thủ đoàn chết v́ trúng khí độc ṛ rỉ và tàu nổ tung v́ khoang chứa chất dễ cháy nổ bị nước biển kích hoạt. Có thể đây là một tai nạn mà cũng có thể là một âm mưu “giết người bịt miệng”. Sau đó, người ta xóa bỏ hết mọi chứng tích về con tàu mang tên SS Ourang Medan. Cũng có thể chiếc tàu sơn tên giả để che giấu một bí mật nào đó. Tóm lại, đây là một trong những bí ẩn lớn nhất trong lịch sử hàng hải.
VĂN ANH