TQ cân nhắc giúp châu Âu về tài chính
Đây là chuyến thăm thứ năm của bà Merkel sang Trung Quốc
Trung Quốc đang "cân nhắc" đóng góp cho quỹ giải cứu châu Âu, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói với các phóng viên.
Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo đă không đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào trong cuộc họp báo sau khi gặp Thủ tướng Angela Merkel tại Bắc Kinh.
Giới lănh đạo châu Âu xem Trung Quốc - với 3,2 ngh́n tỷ USD dự trữ ngoại tệ - như một nguồn có thể đóng vai tṛ trong quỹ giải cứu cho các nền kinh tế eurozone.
Giới quan sát nói bà Merkel sẽ đưa ra lời bảo đảm về t́nh h́nh ở châu Âu nói chung cho đối tác Trung Quốc.
Iran và Syria dự kiến cũng sẽ nằm trong nghị tŕnh của chuyến công du hai ngày với nhiệm vụ 'khẩn cấp' của thủ tướng Đức.
Giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu là việc "cấp bách và quan trọng", ông Ôn Gia Bảo nói với các phóng viên.
"Trung Quốc đang xem xét tham gia nhiều hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu (EFSF) bằng cách tham gia Quỹ ổn định Tài chính châu Âu và Cơ chế Ổn định Châu Âu (ESM)."
EFSF là một quỹ giải cứu tạm thời, theo dự kiến vào tháng Bảy tới sẽ được thay thế bằng ESM - quỹ cứu trợ lâu dài trị giá 500 tỷ euro.
"Giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu là việc cấp bách và quan trọng"
Thủ tướng Ôn Gia Bảo
Châu Âu là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc và ông Ôn Gia Bảo tái khẳng định rằng Trung Quốc ủng hộ cho sự ổn định của đồng euro.
Ông nói thêm rằng điều này có "tác động lớn" đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà Merkel nói với các phóng viên rằng giới lănh đạo Trung Quốc nhấn mạnh rằng bản thân lănh đạo châu Âu cần phải làm nhiều hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro trước khi Bắc Kinh hỗ trợ, hăng tin Reuters cho hay.
Bà Merkel theo dự kiến cũng sẽ gặp Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại thủ đô Bắc Kinh trong chuyến công du với đoàn tháp tùng gồm 20 đại diện thương mại.
Vào thứ Sáu, bà Merkel sẽ đến thăm tỉnh Quảng Đông cùng với ông Ôn Gia Bảo và một số giám đốc các công ty khác nhau.
Dựa vào nhau
Đây là chuyến thăm thứ năm của bà Merkel sang Trung Quốc.
Phóng viên BBC Stephen Evans ở Berlin nói rằng hai nước cần tới nhau.
Trung Quốc mua hàng hóa Đức, bảo đảm cho nền kinh tế Đức tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với kinh tế các nước châu Âu khác; và việc Trung Quốc nhập khẩu công nghệ của Đức đă giúp cải thiện nền kinh tế Trung Quốc.
Bà Merkel cũng có khả năng t́m kiếm sự hỗ trợ từ Trung Quốc cho nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hoệp Quốc về trừng phạt Syria, và thúc giục Bắc Kinh không tăng nhập khẩu dầu của Iran, sau lệnh cấm của EU đưa hồi tháng trước.
Ngoài ra hai bên còn bàn về đất hiếm, khoáng chất dược sử dụng để sản xuất các thiết bị điện tử.
Trung Quốc khai thác tới 97% nguồn cung toàn cầu và đă bị cáo buộc hạn chế bán ra để lấy giá cao hơn.
BBC
|