Bạo loạn kinh hoàng trên sân cỏ làm dấy lên những lo ngại về khả năng kiểm soát an ninh của Hội đồng quân sự tối cao Ai Cập, mở ra cơ hội thành lập một chính quyền dân sự tại đất nước này.
Quân đội ‘đạo diễn’?
Trận bóng trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia Ai Cập hôm 1/2 giữa chủ nhà Al-Masry và Al-Ahly biến thành bạo động đẫm máu chưa từng có khi người hâm mộ của hai bên xung đột dữ dội, làm ít nhất 74 người thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương.
Phần lớn người chết do bị chém, đâm hay ném từ khán đài xuống và bị giẫm đạp. Đa số nạn nhân là cổ động viên đội khách Al-Ahly.
Ít người có thể tin rằng những người hâm mộ bóng đá địa phương lại có thể gây ra một vụ chết người như vậy. V́ vậy, nhiều người bắt đầu nghĩ đến một “bàn tay vô h́nh” phía sau thảm kịch, và chủ nhân của “bàn tay” đó chính là quân đội.
“Đây không phải là tai nạn thể thao. Đây là cuộc tàn sát của quân đội”, một nhà phân tích của Ai Cập cho biết.
Giải thích rơ hơn cái gọi là “mưu đồ chính trị” này, nhà nghiên cứu Issandr El Amrani nhận định, hội đồng quân sự Ai Cập có động cơ để “đạo diễn” vụ bạo loạn này.
“Người dân sẽ sợ hăi khi chứng kiến bạo lực đẫm máu và suy nghĩ tất yếu sẽ nảy ra trong đầu họ lúc này là họ cần một bàn tay dẫn đường mạnh mẽ từ quân đội để giữ ǵn an ninh nước nhà, theo đó, củng cố sức mạnh của quân đội trên chính trường”, Issandr El Amrani nhấn mạnh.
Vụ bạo loạn trên sân cỏ, dù có phải do quân đội "đạo diễn" hay không th́ cuối cùng cũng gây bất lợi cho lực lượng này. Ảnh:blogspot.
Theo ông, có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự chủ mưu của quân đội. Trước tiên, Al-Masry và Al-Ahly là hai đội bóng đối địch, từng có nhiều thù hằn trong quá khứ nên có nguy cơ nhăn tiền là dẫn tới đụng độ giữa cổ động viên hai bên. Tuy nhiên, ban tổ chức vẫn cố ư sắp xếp cho hai đội gặp gỡ, đặc biệt trong bối cảnh Ai Cập đang hết sức bất ổn như hiện nay.
Thêm vào đó, dù cổ động viên của cả hai đội đều “nổi danh” v́ thường được trang bị dao cũng như nhiều vũ khí khác nhưng lực lượng cảnh sát tuyệt nhiên không có bất kỳ đợt kiểm tra an ninh nào đối với các cổ động viên.
“Cảnh sát không hề kiểm tra các cổ động viên khi họ vào sân vận động. Đó là điều chưa từng thấy. Và lần đầu tiên trong lịch sử thành phố Port Said, ngài thống đốc và ngài lănh đạo lực lượng cảnh sát không hề xuất hiện”, ông Issandr El Amrani cho hay.
Ông Issandr El Amrani c̣n dẫn lời đội trưởng Al-Masry là Karim Zekri cho biết một số chi tiết hết sức đáng ngờ, theo đó, Karim cho rằng được nghe một số người x́ xào khoảng 600 người trú ẩn bên ngoài Port Said nhận tiền để phá trận đấu.
Sau trận đấu, hàng trăm cổ động viên đội Al-Masry tràn vào sân đấu và các cổ động viên Al-Ahly bỏ chạy. Tuy nhiên, các cánh cửa thép ở sân vận động đều bị đóng chặt.
Ngoài ra, ngay sau khi hai đội về pḥng thay đồ, đèn của sân vận động bị tắt. “Đó là một trong những nguyên nhân của thảm họa bởi mọi người giẫm đạp lên nhau để t́m đường thoát trong bóng tối. Điều kỳ lạ là tôi chẳng thấy cảnh sát nào trên khán đài hay trong đường hầm từ sân vận động vào pḥng thay đồ”, Karim cho hay. Khi Karim sang pḥng thay đồ của các cầu thủ Al-Ahly để xem họ có sao không th́ khu vực đó đă đẫm máu, đầy người chết và bị thương.
Niềm tin sụp đổ
Dù cuộc tranh căi về việc liệu vụ bạo động có phải là “kịch bản” mà quân đội vẽ ra hay không đến nay vẫn chưa ngă ngũ nhưng vấn đề đó có lẽ đă không c̣n quan trọng nữa. Thay vào đó là một sự phẫn nộ trở mọi tầng lớp, từ những người biểu t́nh đến các nghị sĩ trước năng lực yếu kém trong việc kiểm soát an ninh của quân đội.
Theo tờ New York Times, cảnh sát trong sân vận động đă bất lực trước bạo loạn. Băng ghi h́nh cho thấy cảnh các cảnh sát đứng yên khi cuộc hỗn chiến bùng phát.
Ông Essam el Erian, một nghị sĩ cấp cao của đảng Công lư và Tự do bức xúc: “Đây rơ ràng là lỗi của lực lượng an ninh. Không thể hiểu tại sao hàng ngh́n cảnh sát có mặt tại đó mà không dẹp nổi được cuộc bạo động. Họ dường như để mặc tất cả đang diễn ra. Phải chăng họ đang muốn phá hủy cuộc chuyển giao dân chủ. Không thể bỏ qua được, phải có h́nh phạt. Hội đồng quân sự phải chịu trách nhiệm về thảm kịch này”.
Trước làn sóng chỉ trích này, sáng ngày 2/2, Chủ tịch Hội đồng Quân sự tối cao Mohamed Hussein Tantawi phát biểu trên truyền h́nh. Ông cam kết lập ủy ban điều tra, trừng phạt những người có liên quan và bồi thường cho các nạn nhân. Ông khẳng định sẽ không để sự cố này hủy hoại tiến tŕnh chuyển tiếp chính trị.
“Ai Cập đang đi vào con đường mà chúng ta đă lập kế hoạch trước đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi con đường này và hoàn tất quá tŕnh chuyển giao này”, ông Tantawi quả quyết.
Tuy nhiên, cơ hội tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước của Hội đồng Quân sự tối cao Ai Cập dường như không c̣n nhiều. Tâm lư bức xúc một lần nữa khiến những người dân Ai Cập đổ xuống đường nhằm yêu cầu chính quyền quân sự tiến hành cuộc bầu cử sớm và nhanh chóng chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự, gây ra t́nh trạng bạo loạn kéo dài đến nay là ngày thứ 5.
Kênh truyền h́nh nhà nước Ai Cập cho biết, sáng qua, ṭa nhà cơ quan thuế ở Thủ đô Cairo bị đốt cháy. Hàng trăm cảnh sát phong tỏa đường dẫn đến Bộ Nội vụ và bắn hơi cay giải tán những người ném đá và chai xăng.
Tại điểm nóng xung đột trên đường Mansour, cảnh sát c̣n phải dựng cả bức tường gạch làm lá chắn. H́nh ảnh này gợi nhớ về làn sóng biểu t́nh lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi cuối năm ngoái.
Do vậy, tờ New York Times b́nh luận, một cuộc khủng hoảng mới có thể sẽ xảy ra tại Ai Cập trong bối cảnh chính quyền quân sự lâm thời tiến hành chuyển giao quyền lực quá chậm chạp.
Trong khi đó, Quốc hội Ai Cập họp khẩn cấp để bàn thảo vụ việc. Các bộ trưởng, trong đó có cả thành viên của đảng Tự do và Công lư (FJP) đều muốn sa thải Bộ trưởng Nội vụ và Giám đốc Cơ quan T́nh báo. Nhiều người thậm chí c̣n đe dọa bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ do quân đội bổ nhiệm.
Một số chuyên gia cho rằng, đây là dấu hiệu đối đầu đầu tiên giữa tổ chức “Anh em Hồi giáo” - lực lượng chính trị có ảnh hưởng lớn nhất tại Ai Cập và Hội đồng quân sự tối cao. Điều này càng thúc đẩy những người biểu t́nh ở Cairo đ̣i hỏi về trách nhiệm giải tŕnh và cầm quyền dân sự cao hơn bao giờ hết.
Trà My
(DVO/tổng hợp)