Khi bay thử, Trung Quốc ít nhất đă hoàn thành 2 máy bay mẫu J-20, chúng khác nhau ở ṿi phun khí thải và động cơ…
Máy bay chiến đấu tàng h́nh J-20 của Trung Quốc
Tờ “Tuần san Hàng không” Mỹ ngày 31/1 đưa tin, tất cả các dấu hiệu cho thấy, các cơ quan t́nh báo phương Tây không thể dự báo trước được sự xuất hiện của máy bay J-20/Thành Đô.
Mặc dù sự thực Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tàng h́nh được mọi người đều biết, nhưng sự xuất hiện của J-20 lại sớm hơn nhiều so với sự phỏng đoán của dư luận.
Hơn nữa, những biểu hiện của J-20 cũng hoàn thiện hơn so với tính năng của máy bay chiến đấu tàng h́nh do mọi người dự đoán.
Báo Mỹ cho rằng, tháng 11/2009, chương tŕnh truyền h́nh của Trung Quốc đă có một cuộc phỏng vấn tướng Hà Vi Vinh – Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc, máy bay chiến đấu J-20 lần đầu tiên được công chúng biết đến.
Trong cuộc phỏng vấn này, Hà Vi Vinh từng dự đoán, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư sẽ bước vào giai đoạn bay thử từ năm 2010-2011; đồng thời sẽ chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2017-2019.
Đến ngày 11/1/2011, máy bay J-20 lần đầu tiên bay thử, hay lần đầu tiên công khai bay thử, khi đó Trung Quốc ít nhất đă hoàn thành 2 chiếc máy bay mẫu J-20.
Hai chiếc máy bay này có sự khác biệt nhất định về thiết kế chi tiết ở ṿi phun khí thải; cho nên bên ngoài dự đoán, một trong hai chiếc máy bay này có thể đă sử dụng động cơ AL-31F do Nga cung cấp giống như máy bay chiến đấu J-10; c̣n chiếc kia sử dụng động cơ WS-10 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.
Máy bay J-20
Báo Mỹ cho hay, J-20 đúng là một chiếc máy bay lớn. Mặc dù chiều dài toàn bộ (gần 66 thước Anh) không hơn nhiều so với máy bay F-22 của Công ty Lockheed Martin (dài 62 thước Anh); nhưng kết cấu chính từ đầu đến ṿi phun khí thải của máy bay này rơ ràng dài hơn một chút so với F-22.
Thiết kế kho đạn của J-20 rất giống F-22, giá vũ khí bên dưới thân máy bay tương đối lớn; giá bên hông th́ nhỏ hơn một chút, theo suy đoán là dùng để mang theo tên lửa không đối không.
Trước khi J-20 chính thức xuất hiện, việc bố trí khí động học của nó được đồn đoán rất nhiều. Nhưng, cuối cùng thiết kế lại tiếp tục kế thừa việc bố trí khí động học kiểu con vịt như J-10.
Đồng thời, hai đuôi buông nhỏ, nghiêng, có thể di chuyển mọi phương hướng, rất thích hợp với thiết kế toàn bộ của nó.
Mặc dù máy bay chiến đấu tàng h́nh hiện có của Mỹ không áp dụng bố trí khí động học kiểu con vịt, nhưng căn cứ vào phương án thiết kế máy bay chiến đấu tấn công liên hợp ban đầu, th́ họ có kế hoạch áp dụng bố trí khí động học kiểu con vịt cho cánh đuôi; trong đó có máy bay F-22 (rất giống với J-20) và máy bay không người lái X-36 (do Douglas đưa ra).
J-20 bay thử
Báo Mỹ cho biết, phương án thiết kế của máy bay tàng h́nh thường tuân theo cách làm máy bay chiến đấu F-22 và máy bay chiến đấu X-35 của Công ty Lockheed Martin; giữa cửa nạp và thân máy bay được thiết kế thành một góc găy/cong cao, bằng và mặt nghiêng th́ thông qua một độ cong nửa bán kính chuyển vào mặt đáy phẳng.
Nếu nh́n từ trên xuống dưới, toàn bộ thân máy bay J-20 hiện ra h́nh tán cây, điều này cũng khiến người ta liên tưởng tới F-22.
Trên J-20 c̣n áp dụng cửa nạp diverterless supersonic inlet (DSI) được Công ty Lockheed Martin nghiên cứu chế tạo sớm nhất; đến nay, công nghệ DSI đă được ứng dụng vào các kiểu máy bay như J-10B, JF-17 của Trung Quốc và máy bay chiến đấu Gripen JAS-39E-F do Công ty SAAB Thuỵ Điển thiết kế.
Nh́n từ đuôi máy bay, J-20 hoàn toàn không giống những máy bay tàng h́nh nói trên; mẫu này ngược lại giống với máy bay T-50 của Công ty Sukhoi Nga. Làm như vậy rơ ràng là có mục đích, nhằm tránh áp dụng ṿi phun hai chiều nặng như F-22.
Về phương diện này, cho dù là T-50 hay J-20 đều đă phản ánh lư luận nghiên cứu máy bay chiến đấu chiến thuật tiên tiến (Advanced Tactical Fighter) trong giai đoạn từ năm 1986 đến trước khi đưa ra F-22.
Căn cứ vào lư luận này, máy bay tốc độ nhanh, độ bay cao có khả năng chống lại tương đối lớn đối với sự tấn công từ phía sau.
Máy bay J-20
Báo Mỹ cho biết, theo một nguồn tin được đăng trên mạng, mục đích chính trong thiết kế như vậy là nhằm bảo đảm khi Trung Quốc sử dụng động cơ hiện có như AL-31F và WS-10, máy bay J-20 cũng có thể có được tốc độ cao và tính cơ động tốt; mà động cơ như vậy c̣n không thể đánh đồng với động cơ hiện có của các nước phương Tây về sức đẩy/trọng lượng.
Máy bay chiến đấu J-20 chọn áp dụng cánh tam giác và thân dài để giải quyết vấn đề động lực tốc độ siêu âm thấp; cộng với cánh vịt lệch vừa cao vừa lớn, thiết kế như vậy có thể làm cho nó có tính nhanh nhạy tốt hơn.
Về thiết kế đuôi buông di động mọi hướng, nghe nói diện tích bánh lái và bề mặt dọc ổn định của J-20 nhỏ hơn 40% so với truyền thống, và c̣n nhẹ hơn.
Mặc dù áp dụng động cơ hiện có làm cho khả năng tuần tra của nó hoàn toàn không đáng khen; nhưng thiết kế về động lực th́ không tồi. Nếu như Trung Quốc có thể có tiến bộ mới về mặt công nghệ động cơ, khiếm khuyết này có thể được bù đắp rất tốt.
Máy bay J-20 của Trung Quốc
Năm 2012, các nhà quan sát Trung Quốc sẽ tiếp tục quan tâm đến sự tiến triển của chương tŕnh kiểm tra bay của J-20; đồng thời không ngừng t́m cách giải quyết những thách thức công nghệ hiện có liên quan đến máy bay chiến đấu tàng h́nh.
Để do thám và đeo bám mục tiêu, một chiếc máy bay tàng h́nh cần trang bị nhiều bộ cảm biến chủ động hoặc bị động, dựa vào nhiều nguyên lư quang phổ; đồng thời cần tiến hành tích hợp và quản lư đầy đủ đối với thông tin số liệu thu được từ những bộ cảm biến này, từ đó cung cấp số liệu đáng tin cậy ngắn gọn, trực quan nhất cho phi công.
Tương tự, để máy bay chiến đấu tàng h́nh trở thành một bộ phận của lực lượng mạng hoá, phát huy hiệu suất tối đa của nó; máy bay chiến đấu tàng h́nh cần một hệ thống thông tin số liệu có hiệu suất cao, xác suất thấp. Để giải quyết được vấn đề này, Mỹ đă mất 25 năm nỗ lực, nhưng đến nay, vẫn chưa t́m được phương án giải quyết tốt.
Trung Quốc có ít nhất 2 máy bay mẫu J-20 trước khi bay thử
Báo Mỹ cho rằng, c̣n có một vấn đề căn bản hơn khác là: dự tính ban đầu thiết kế J-20 là ǵ? Đối với chiến đấu trên không, vai tṛ của J-20 rất lớn; nhưng xét tới nhân tố môi trường địa lư của Trung Quốc, họ hoàn toàn không cần đối mặt với lực lượng máy bay chiến đấu đối phương được thiết kế dùng để đối kháng như F-22.
Đồng thời, giá vũ khí của J-20 quá nhỏ, không đủ nhiều vũ khí đối kháng không đối đất hiện nay. Về dự tính ban đầu thiết kế có một khả năng, có lẽ mục tiêu của J-20 là đe doạ các thiết bị t́nh báo, theo dơi, do thám và tàu khách, thông qua ưu thế về đặc tính tàng h́nh và tốc độ, tiến hành tấn công lực lượng hộ tống.
Đông B́nh (Theo báo Phương Đông)