“Nghiện” game Facebook
Mạng xă hội Facebook, bên cạnh việc giúp mọi người giao lưu, chia sẻ cùng nhau, c̣n là một nơi cung cấp rất nhiều game.
Chị Nguyễn Thị Hiền, 25 tuổi, nhân viên văn pḥng tại TPHCM cho biết, chị đang chơi game Nông trại ở trên Facebook và gần như không thể nào bỏ được. Ngày nào cũng vậy, chị tranh thủ trồng trọt, chăn nuôi và luôn canh giờ liên tục để thu hoạch. Nhiều lúc phải hẹn chuông đồng hồ để vài tiếng dậy 1 lần trong đêm nhằm thu hoạch sản phẩm của ḿnh để không bị kẻ khác “trộm” mất. Đến cơ quan, chị tranh thủ lúc nào không bị sự chú ư của sếp để vào chơi game.
Do không bị kiểm duyệt về nội dung nên game trên Facebook rất đa dạng về thể loại và cuốn hút người chơi.
Anh Nguyễn Anh Tuấn, 32 tuổi cũng tại TPHCM chia sẻ, anh được bạn bè giới thiệu tṛ chơi làm Mafia ảo có tên gọi "Mafia Wars" trên Facebook, trong đó dạy các kỹ năng của một ông trùm thực thụ. Giờ th́ anh gần như nghiện luôn tṛ này và suốt ngày mải mê với nó. Mặc dù xác định đây chỉ là tṛ chơi nhưng anh cho biết, nhiều lúc phải rất kiềm chế v́ cảm thấy ḿnh rất dễ nổi nóng khi tham gia vào game này. Thực tế, có rất nhiều người sẵn sàng dành 9 - 10 giờ trong ngày để chơi game trên mạng xă hội này. Họ cho biết nhiều lúc muốn bỏ nhưng không thể được v́ đă vào Facebook lại bị cuốn hút vào game.
“Mối họa” cho doanh nghiệp game Việt
Đa số các công ty cung cấp game trên Facebook đều là DN nước ngoài, nổi tiếng nhất là Zynga, công ty chuyên cung cấp game trên mạng xă hội lớn nhất thế giới hiện nay. Một số DN trong nước cũng đưa game của ḿnh lên mạng xă hội này, tuy nhiên đa số đều là game nước ngoài do họ mua lại bản quyền phát hành trong nước theo dạng Webgame.
Các game trên Facebook đều rất nổi tiếng, thu hút đông đảo người chơi, game tối thiểu có cả trăm ngàn người tham gia, c̣n những game nổi tiếng, lượng người chơi lên đến vài chục triệu. Chẳng hạn như game Words With Friends, đang được rất nhiều người VN chơi có tới 19,4 triệu người tham gia.
Sẽ không có vấn đề ǵ nếu như các DN trong nước cạnh tranh b́nh đẳng với các DN game phát hành trên Facebook. Nhưng ở đây mọi việc hoàn toàn khác, khi Facebook là một dịch vụ của công ty nước ngoài hoạt động tại thị trường VN, không chịu bất kỳ sự chế tài nào từ các cơ quan quản lư trong nước nên các game phát hành trên đó cũng vậy. Do không phải qua quản lư hay kiểm duyệt về nội dung nên game trên Facebook rất đa dạng, từ game người lớn nhạy cảm, game bạo lực hay có các yếu tố tiêu cực, kích động… khiến cho chúng cuốn hút mọi người. Đây là điều khiến cho các DN game nội bị rơi vào thế cạnh tranh không lành mạnh.
V́ thế, lời cảnh báo của ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG hoàn toàn có thể thành sự thật. Với chính sách quản lư của các cơ quan chức năng như hiện nay, DN cung cấp nội dung số nước ngoài gần như tung hoành tự do ở thị trường trong nước. Trong khi đó, các DN nội tuân thủ chính sách, chế tài, đóng thuế đều đặn cho Nhà nước lại không được bảo hộ, chỉ mong được cạnh tranh công bằng với DN nước ngoài cũng rất khó.
Theo IctNews