Tỉ phú trầm kỳ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 02-18-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,950
Thanks: 11
Thanked 13,359 Times in 10,669 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Tỉ phú trầm kỳ

Ở huyện Tiên Phước - Quảng Nam có nhiều người phất lên từ cây dó bầu - có khả năng tạo trầm hương và kỳ nam, trong đó nổi tiếng nhất là ông Nguyễn Quốc Trinh và ông Trần Vũ Linh, cùng ở xã Tiên Mỹ

Vào những năm 1980, những người thợ rừng ở tỉnh Phú Khánh (sau đó chia tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa bây giờ) đổ xô về những cánh rừng ở các huyện miền núi Tiên Phước, Trà My... của tỉnh Quảng Nam để săn tìm trầm hương và kỳ nam. Từ đó, làn sóng tìm kiếm trầm kỳ với ước mơ đổi đời lan rộng khắp vùng này.

Trồng thử, giàu thật

Sau nhiều năm theo chân các thương lái buôn trầm kỳ, ông Nguyễn Quốc Trinh nghĩ cách mang cây dó bầu về trồng tại vườn nhà để thu trầm hương. Từ cách làm tiên phong táo bạo ấy, nay ông trở nên giàu có bậc nhất xứ Tiên Phước.

Ông Trinh năm nay đã gần 60 tuổi, từng bị người dân xã Tiên Mỹ gọi là Trinh “khùng”. Từ năm 1984, khi dân địa phương đổ xô vào rừng tìm kiếm trầm kỳ thì ông Trinh cũng đi theo. Tuy nhiên, ông không tìm trầm kỳ mà lại bứng 100 cây dó con về trồng trong vườn nhà mình. Thấy ông Trinh phá bỏ cây quế - loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao thời ấy - để trồng dó, nhiều người đã ngăn cản, cho rằng ông không bình thường.

“Lúc đó, người ta chế nhạo tôi nhiều lắm. Họ nói tôi khùng nhưng tôi vẫn cương quyết phá quế trồng dó” - ông Trinh nhớ lại. Dù trồng thử nhưng kết quả ngoài sự mong đợi của ông. Trong 100 cây dó được trồng, chỉ 4 cây sống được. Mười năm sau, ông bán 3 cây, thu được 250 triệu đồng. Số tiền đó rất lớn so với lợi nhuận thu được từ cây quế.


Ông Nguyễn Quốc Trinh với những gốc dó sẽ tạo ra trầm hương loại 1 trong vườn nhà

Sau đó, ông Trinh tự ươm giống và tiếp tục trồng cây dó phủ khắp khu vườn rộng hơn 1 ha, mỗi năm thu lợi hàng tỉ đồng từ việc bán dó cho thương lái. Dó 8 năm tuổi được thương lái thu mua khoảng từ 10 - 30 triệu đồng/cây. Ông Trinh cho họ lưu số dó đã bán tại vườn nhà mình thêm 2 năm để can thiệp tạo trầm trên thân cây.

Chỉ tay vào những gốc cây đã từng thu hoạch trầm, ông Trinh cho biết: “Dó là loại cây có khả năng tái sinh cao. Trồng một lần, hưởng nhiều đời vì cây cho thu hoạch qua nhiều chu kỳ, chồi tái sinh và phát triển thành cây mới sau khai thác trầm và chừa lại gốc. Gốc dó để lại lâu năm qua các tác động vật lý có thể cho được trầm chất lượng đặc biệt”. Ông Trinh đoan chắc rằng những gốc dó sẽ cho ra trầm hương hảo hạng, có giá trị đến vài chục triệu đồng mỗi ký.

Khát vọng lớn từ dó

Ông Trần Vũ Linh, em rể của ông Nguyễn Quốc Trinh, cũng trở thành tỉ phú dó bầu sau những năm tháng làm thương lái trầm kỳ. Dựa vào kinh nghiệm phân biệt từng loại trầm cùng kỹ thuật tạo trầm học hỏi được, ông Linh đem cây dó về trồng tại vườn nhà và dồn hết vốn liếng để đầu tư, chăm sóc.

Ban đầu, ông Linh trồng 600 cây, sau hơn 8 năm, ông bán dó thu được hàng trăm triệu đồng. Ông tiếp tục dành thêm gần 2 ha đất vườn để trồng dó. “Lúc đầu, tôi phải lặn lội vô rừng nhổ dó con, cực lắm! Về sau, tôi nghĩ cách lấy hạt ươm giống để trồng” - ông Linh kể.

Không những ươm giống trồng cho vườn nhà, ông Linh còn có 2 vườn ươm dó ở huyện Tiên Phước và tỉnh Đắk Nông, mỗi năm xuất bán khoảng 400.000 cây giống ra thị trường. Ông Linh còn nguồn thu không nhỏ nữa từ việc đi cấy tạo trầm cho cây dó của những khách hàng mà mình cung ứng giống.

Chưa dừng lại ở đó, ông Linh còn mở xưởng tạo dó cảnh, tận dụng nguồn gỗ dó trong vườn. Dó cảnh được chạm khắc từ thân cây dó với hình thù rất đẹp, lạ mắt, lại mang tính tâm linh cao, được thương gia Trung Quốc mua nhiều. Tính trung bình, với một sản phẩm dó cảnh, ông Linh thu lợi từ 2 - 3 triệu đồng. Xưởng của ông tạo việc làm cho hơn 10 lao động địa phương, thu nhập mỗi người từ 100.000 - 150.000 đồng/ngày. Dẫn chúng tôi ra vườn, ông Linh chỉ những chậu cây dó có hình thù lạ mắt, được tạo nhiều kiểu “bon sai” kỳ thú. “Tôi trồng dó kiểng vừa là thú vui vừa có thể có trầm để bán” - ông nói.


Ông Trần Vũ Linh thu lợi rất nhiều từ việc ươm dó giống

Hiện ông Linh đang quyết tâm nghiên cứu cách tạo trầm để cho ra đời trầm hương loại 1, loại 2. Từ trước đến nay, trầm hương ông thu được tại vườn nhà chỉ là loại 4, loại 5, có giá trị khoảng 5 - 6 triệu đồng/kg. Lâu năm trồng dó, ông đúc kết đây là một loại cây rất đặc biệt, để tạo ra trầm cần phải có thời gian và có sự tác động của ngoại cảnh. Quá trình trồng thì đơn giản nhưng làm thế nào để tạo trầm mới khó. Hiện nay, nhiều người có các phương pháp thủ công là đục lỗ hoặc bơm hóa chất cho cây dó từ 8 đến 10 năm tuổi.
“Dó là một loại cây rất dễ trồng, trừ những vùng đất cát, trũng, màu mỡ ra thì các loại đất khác đều có thể trồng được. Thích hợp nhất là trồng cây dó trầm vào những sườn đồi, vườn có độ dốc” - ông Linh cho biết.

Những người trồng dó tạo trầm ở Tiên Phước mà chúng tôi bắt gặp có chung suy nghĩ: Việt Nam có nhiều điều kiện thích hợp để trồng cây dó tạo trầm tốt nhất. “Nếu Trung Đông làm giàu từ dầu mỏ, tại sao Việt Nam không thể làm giàu từ trầm kỳ? Cây dó tạo trầm cũng như con người Việt ta, luôn vươn lên trong nghịch cảnh. Nếu quyết chí, đất đai, cây cối trên quê hương mình không bao giờ phụ lòng người đâu” – ông Linh bộc bạch.

Trầm hương và kỳ nam là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam, có giá trị dược liệu quý hiếm nên rất đắt.

Kỳ nam là thứ trầm có nhiều dầu, còn trầm là thứ kỳ có ít dầu. Trong những cây dó có trầm thỉnh thoảng vẫn có kỳ và trong những cây dó có kỳ thì trầm luôn luôn bao xung quanh hoặc ở bên cạnh.


Nuôi 7 con vào đại học

Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi biết cả thảy 7 người con của ông Trần Vũ Linh và ông Nguyễn Quốc Trinh đều học rất giỏi tại các trường đại học danh tiếng ở TPHCM.

Ông Linh có 4 người con thì con trai đầu đã tốt nghiệp đại học và hiện đang có việc làm ổn định.


Cây dó kiểng do chính ông Linh nghiên cứu đang được nhiều người muốn mua. Ảnh: BÍCH VÂN

Hai người con trai kế của ông đang học Trường Đại học Bách khoa TPHCM và Trường Đại học Công nghiệp TPHCM; cô gái út cũng là sinh viên năm nhất Trường Đại học Ngoại thương. Ông Trinh có 3 người con gái, trong đó hai cô theo học Trường Đại học Y Dược TPHCM và một cô học Trường Đại học Kinh tế TP.

“Nếu không nhờ những vườn dó bầu này thì những nông dân rặt như chúng tôi làm sao có thể cho con học đại học ở TP lớn?” - ông Linh và ông Trinh hào hứng.


BÍCH VÂN - TRẦN THƯỜNG
Theo nld

Last edited by vuitoichat; 02-18-2012 at 20:24.
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	11ongTrinh_70f0c.jpg
Views:	7
Size:	85.5 KB
ID:	359548
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:43.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08071 seconds with 12 queries