Hơn một năm trở lại đây, hiện tượng chống người thi hành công vụ (cụ thể là chống lại lực lượng công an) đă trở nên khá phổ biến. Càng về sau, số vụ chống đối càng tăng lên. Có vụ đặc biệt nghiêm trọng. Lúc đầu, chống đối chủ yếu nhằm vào lực lượng cảnh sát giao thông, sau đó lan sang cả lực lượng cảnh sát cơ động, công an phường, xă…
Theo lẽ thường th́ hành vi chống đối người thi hành công vụ là trái pháp luật, phải xử lư nghiêm theo pháp luật. Nhưng chúng ta cũng phải suy nghĩ: Tại sao hiện tượng này lại phát triển như vậy? Tự thân sự việc nói lên điều ǵ? Nguyên nhân bắt đầu từ đâu?
Có rất nhiều lư giải cho câu hỏi trên. Riêng tôi, tôi lại nghĩ:
Ngành công an nên nghiêm túc nh́n lại ḿnh để t́m ra lời giải đúng nhất !
Ngành công an được giao nhiệm vụ giữ ǵn an ninh trật tự, bảo vệ cuộc sống b́nh yên cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng cao cả. Sự tồn vong của chế độ phụ thuộc một phần vào hoạt động tích cực của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ công an. Biết bao cán bộ, chiến sỹ công an đă hy sinh, đă bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ. Điều đó đă được nhân dân ghi nhận trong trái tim ḿnh.
Nhưng hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” trong lực lượng công an ngày càng phát triển. Bây giờ không chỉ có một vài con sâu mà rất nhiều, rất nhiều con sâu làm cho nồi canh hỏng hẳn. Người dân nghĩ về ngành công an ngày nay đă khác xưa.
Có lần, tôi đang dạo chợ Đồng Xuân (Hà Nội), một chị hàng vải bảo bà bạn lớn tuổi: “Không biết thằng khu vực xuống ṿi vĩnh ǵ ?”. Bà bạn lớn tuổi nói: “Chắc nó lại xuống xin tiền chứ ǵ?”. Tôi máy mồm: “Sao các bà lại nói các chú công an như thế?”. Bà lớn tuổi giải thích: “Chú ở xa không biết, bọn này chỉ đến dọa dẫm để ṿi vĩnh thôi!”. Bà c̣n kể ngày xưa các chú khu vực đến, ai cũng niềm nở mời vào quầy ḿnh uống chén nước hoặc hút điếu thuốc. Bây giờ th́ khác, chỉ muốn các chú biến cho nhanh.
Nghe chuyện mà buồn đến thúi cả ruột.
Một lần, tôi nhậu với một tay trưởng pḥng điều tra. Trong lúc cao hứng tay này nói:
“Trong điều tra, tôi có thể bắt nước chảy ngược được (!)”. Câu nói này có hàm ư ǵ? Sau này, hắn bị mất chức và ra khỏi ngành trong một vụ mà hắn làm sai lạc các t́nh tiết của vụ án.
Năm 2011, trong một video clip lan truyền trên mạng h́nh ảnh bốn nhân viên an ninh khiêng một người biểu t́nh chống Trung Quốc gây hấn ở Trường Sa lên xe ô tô. Một sỹ quan an ninh mặc thường phục từ trên xe bước xuống dùng chân đạp liên tiếp vào người này. Trông hết sức phản cảm.
Một sỹ quan công an sàm sỡ nữ tiếp viên hàng không trên máy bay, một cán bộ cảnh sát điều tra gạ t́nh vợ đối tượng ở Cẩm Phả, cảnh sát cơ động đánh cảnh sát giao thông…. Hiện tượng làm luật của cảnh sát giao thông nơi nào cũng có, nhưng cấp trên chỉ thanh tra khi báo chí đă ầm ỹ lên rồi. Thanh tra ngành không biết, nhưng người lưu thông trên đường và cánh tài xế th́ biết rất rơ. Hiện tượng này đă trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
C̣n nhiều, c̣n nhiều những câu chuyện như vậy xảy ra trong xă hội, làm mờ đi h́nh ảnh tốt đẹp của ngành công an trước con mắt người dân.
Đành rằng, công an cũng là con người, cũng có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm. Ngành nào mà không có tiêu cực trong thời buổi kinh tế thị trường quay cuồng này. Nhưng là người bảo vệ pháp luật, duy tŕ nền pháp trị trong xă hội, công an phải nghiêm khắc với ḿnh, hành xử công việc đàng hoàng, minh bạch, có lư, có t́nh. Cũng một hiện tượng say rượu chốn đông người, đối với người b́nh thường đă là xấu, nếu người đó là công an th́ lại cực xấu. Có những việc người khác làm được, nhưng công an quyết không được làm. Bởi v́ họ là công an. Hơn ai hết người cán bộ, chiến sỹ công an phải biết rơ điều cốt tử đó.
Ngày đầu xuân mà nói những điều này hẳn không vui lắm. Từ tận trái tim ḿnh, tôi luôn mong muốn người công an nhân dân măi là mẫu mực trong cuộc sống để xă hội an toàn hơn, tốt đẹp hơn, cuộc sống của nhân dân yên b́nh hơn.
Người cán bộ, chiến sỹ công an phải tu dưỡng hết ḿnh, làm việc hết ḿnh để nhân dân gửi trọn niềm tin.
Mong lắm ! Mong lắm !