- "Việc tổ chức đám cưới cho con lên tới hàng chục tỷ đồng chỉ là một trong số những biểu hiện chơi ngông của những người thích khoe của. Đó là hệ quả của việc giáo dục không đến nơi đến chốn", đó là chia sẻ của GS Bùi Đ́nh Thanh, nguyên cán bộ Viện Khoa học Xă hội Việt Nam.
Sao lại không b́nh thường, thưa ông?
Trước hết là v́ số tiền khổng lồ được đầu tư cho đám cưới này. Có lẽ nó cần được ghi vào kỷ lục Việt Nam. Thứ hai, bà mẹ luôn nói rằng bà làm thế là v́ con. Hẳn nhiên, đó là điều dễ hiểu. V́ bố mẹ nào, dù giàu sang hay nghèo hèn th́ đều muốn lo cho con, muốn làm cái ǵ đó tốt nhất có thể cho con. Nhưng liệu đây đă là cách lo tốt nhất hay chưa? Tôi nghĩ là chưa.
V́ sao vậy?
Tôi tin người mẹ ấy có sự hiểu biết xă hội nhất định để thấy rằng, lo cho con là lo cho tương lai sau này chứ không phải chỉ là cái đám cưới. Thêm nữa, ngay cái mục đích xă hội của đám cưới này khiến tôi nghi ngờ.
Ông nghi ngờ về điều ǵ?
Họ nói rằng đám cưới là dịp để giúp người dân quê nghèo có cơ hội tiếp cận với những thứ văn hóa mới mẻ. Một đám cưới xa hoa có thể tạo nên một "sự kiện" nhưng đằng sau "sự kiện" ấy là cái ǵ? Là đói nghèo, thiếu thốn th́ vẫn không thể khắc phục chỉ sau một cái đám cưới mà càng làm cho nó trở nên kệch cỡm. Đây là sự thể hiện có tiền chơi ngông, hợm của, là cách để đánh bóng tên tuổi cho ḿnh.
Nhưng sự thực th́ nhờ có đám cưới mà người dân ở đó có cơ hội "mở mang", tiếp xúc với những văn hóa bên ngoài đấy chứ?
Th́ tôi có bảo là không có đâu? Chỉ có điều, có thể người mẹ ấy đi nhiều, thấy các nước người ta làm thế rồi mang áp dụng vào Việt Nam. Đừng có nghĩ cứ cái ǵ thế giới có th́ Việt Nam cũng phải có! Có thể, nhiều người sẽ ủng hộ cách làm này nhưng tôi tin, người chê sẽ nhiều hơn.
Sự phô trương nào cũng chướng mắt lắm!
Nói ǵ th́ nói, tiền của họ th́ họ có quyền chứ?
Chưa bàn đến chuyện tiền đấy có được bằng cách nào? Nhưng với cách làm đó th́ xă hội ta khó có thể chấp nhận. Có tiền nhưng cũng phải biết xét tới mối quan hệ với bên ngoài, dân quanh đó c̣n nghèo mà lại sống xa hoa th́ không thể được.
Dàn xe đón dâu khủng. Ảnh: Ngôi sao
Sao lại không được khi họ đă lao động vất vả để giàu có th́ họ xứng đáng được hưởng thụ chứ? Tại sao lại v́ những người xung quanh c̣n nghèo mà kéo họ xuống?[/i]
Không ai bắt họ phải cùng khổ, ngang hàng với người nghèo cả. Cũng không ai cấm họ chi tiêu nhưng phải biết tiêu cho đúng cách, bởi sự phô trương nào cũng chướng mắt lắm! Số tiền tổ chức đám cưới lớn mà bỏ ra làm từ thiện cho người nghèo, xây trường học... ngay tại địa phương đó mới thực sự có ích.
Nếu ở thành phố có đám cưới mấy chục tỷ như vậy th́ có đáng bị phê phán như thế?
Tôi tin, đám cưới lên tới cả tỉ bạc th́ chẳng hiếm đâu. Nhưng cũng không thể nói là v́ ở phố giàu hơn nông thôn mà khuyến khích hay ủng hộ được. Về cơ bản, đó chỉ là sự khoe mẽ mà thôi.
Sự khoe mẽ hiện nay có nhiều không, thưa ông?
Nhiều đấy.
Điều đó thể hiện xă hội ta đang ngày càng có nhiều người giàu? Xét ở góc độ nào đó th́ đáng mừng chứ?[/i]
Kinh tế thị trường sản sinh ra rất nhiều người thành đạt, giàu có nhưng đồng thời cũng tạo ra lớp trọc phú ngày càng nhiều. Nói là mừng v́ có nhiều người giàu th́ không hẳn v́ xét cho cùng bộ phận đó rất ít, chưa kể những người làm giàu bất chính. Chính v́ sự khoe mẽ đó đă dẫn đến sự méo mó trong cách hiểu.
Sự hiểu méo mó ấy là thế nào, thưa ông?
Là thế giới nh́n vào cứ tưởng ḿnh giàu, v́ tiêu dùng hàng hóa xa xỉ, có những đám cưới linh đ́nh... Nhưng thực tế th́ không phải vậy.
Theo ông, v́ đâu nên nỗi?
V́ sự sĩ diện. Cái này ăn sâu vào nếp nghĩ của một bộ phận lớn dân chúng. Nhưng trực tiếp lại là từ quan niệm sai lầm khi coi tiền là tất cả, để tiền chi phối toàn xă hội. Cái ǵ cũng cần đến tiền lót tay, ngay cả chức tước. Đến giáo dục và y tế cũng cần đến tiền phong b́ nữa th́ có thể hiểu sự bành trướng của đồng tiền nó đến mức nào rồi.
Tiền "chùa", kiếm dễ nên tiêu thoải mái
Để đồng tiền bành trướng đến mức ấy, theo ông là do đâu?
Do ta quản lư không đến nơi đến chốn, cơ chế kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ. Nhưng cốt lơi là ta chưa quan tâm tới việc giáo dục ư thức, văn hóa tiêu tiền cho người dân và cả quan chức.
Nghĩa là hiện nay, không chỉ người dân mà ngay cả quan chức đang thiếu văn hóa tiêu tiền?
Th́ rơ rồi c̣n ǵ. Trừ những người khi tiêu tiền phải nh́n vào cái ví ra th́ với một bộ phận không nhỏ những người khá giả, trong đó có quan chức, họ vung tiền hơn là tiêu tiền. Thế mới có cái ván cờ lên tới 5 tỷ đồng chứ! Mà lẽ thường, chỉ khi đồng tiền ḿnh kiếm ra bằng mồ hôi, công sức mới thấy "xót". C̣n tiền "chùa", tiền kiếm càng dễ th́ tiêu càng thoải mái.
Theo ông, để tạo ra văn hóa tiêu tiền có khó không?
Cái ǵ liên quan đến văn hóa đều phải được rèn luyện, phải mất thời gian và cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên, nếu quyết tâm th́ sẽ làm được.
Vậy tiêu chí nào để đánh giá văn hóa đó?
Đó là tiêu tiền vào những việc có ích và cần thiết, không chỉ cho riêng ḿnh mà c̣n cho xă hội nữa chứ không phải vung tiền làm những cái đám cưới mấy chục tỉ đồng. Những cái ǵ xuất phát từ lợi ích cá nhân th́ không bao giờ có văn hóa cả! Tiếc là bây giờ lối sống vật chất đang chi phối mạnh mẽ đời sống quá nên sinh ra thật nhiều những hệ lụy đáng buồn như thế.
Để lối sống vật chất không chi phối mạnh mẽ đời sống như hiện nay th́ theo ông cần phải làm ǵ?
Trước hết phải tăng cường giáo dục, không ǵ hơn là giáo dục. Thứ hai, bản thân người cầm quyền phải thật sự gương mẫu, nếu không "thượng bất chính, hạ tất loạn". Thứ ba, pháp luật phải nghiêm, phải công bằng giữa tất cả mọi người. Nếu anh mua quan bán chức bằng tiền, lót tay để được nhận thầu những công tŕnh th́ phải có chế tài mà xử lư. Làm được như thế th́ mới mong để pháp luật, đạo đức chi phối được đồng tiền chứ không phải ngược lại như bây giờ.
Xin cảm ơn ông về cuộc tṛ chuyện thẳng thắn này!
"Chúng ta đang nói rất nhiều đến phát triển kinh tế, đến sự tăng trưởng GDP mỗi năm là bao nhiêu. Nhưng cái cuối cùng của sự tăng trưởng đó đạt tới là ǵ? Đó chính là văn hóa. Tất nhiên, phát triển kinh tế thị trường th́ sẽ có những mặt trái nhưng ta phải làm sao để hạn chế mặt trái đi, tăng mặt tích cực lên. Đằng này, đọc báo thấy con giết cha, anh giết em, chồng giết vợ... nhiều quá. Cái đó là biểu hiện của sự suy đồi về văn hóa. Kinh tế phát triển nhưng văn hóa như thế th́ có vui được không?[/i]".
GS Bùi Đ́nh Thanh
Vũ Thủy (Thực hiện)
theo bee