Ngày 12/3, 2 tàu khu trục của Myanmar đă cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong 3 ngày (từ 12 đến 14/3).
Hai tàu khu trục mang tên Ums Mahar Bandoola (F-21) và Ums Mahar Thiha Thura (F-23) có cùng thông số kỹ thuật.
Mỗi tàu dài 103,2 m, rộng 10,8 m, trọng tải 1.726 tấn, được trang bị các loại pháo, ngư lôi… và có 123 thủy thủ.
Bộ đôi tàu UMS MAHAR BANDOOLA và UMS MAHAR THIHA THURA là loại tàu khu trục loại Type-053H1 thuộc lớp Jianghu-2 do Trung Quốc chế tạo từ những năm 1980 tại xưởng đóng tàu Hudong (Thượng Hải).
Khu trục này được trang bị động cơ diesel 12E390VA công suất 16.000 mă lực, 2 máy phát diesel 12PA6V280 BTC giúp tàu đạt tốc độ 25.5 hải lư/giờ và hoạt động trong phạm vi 4.800km ở tốc độ 18 hải lư/giờ và 2.800km ở tốc độ 25 hải lư/giờ.
Ngoài ra, bộ đôi chiến hạm này được trang bị hệ thống vũ khí gồm 2x2 ống phóng tên lửa chống tàu SY-1, 2x2 pháo 100mm 79A, 6x2 pháo 37 mm, 2 x 5 ống phóng rocket…cùng hệ thống radar tiên tiến.
Đây là lần đầu tiên tàu khu trục Myanmar tới thăm Việt Nam, chuyến thăm sẽ kết thúc ngày 14/3.
Chuyến thăm lần này của tàu Hải quân Myanmar góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Myanmar nói chung, của quân đội hai nước nói riêng.
Theo chương tŕnh, các sĩ quan và thủ thủ đoàn Myanmar sẽ đến chào xă giao Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, lănh đạo UBND TP Đà Nẵng, tham quan mua sắm tại phố cổ Hội An (Quảng Nam)...
Cận cảnh khu trục UMS F23
Và hệ thống radar tiên tiến
Giữa thân là hệ thống gồm 2x2 tên lửa chống tàu SY-1
..và phía sau
Pháo hạm 100mm được trang bị phía mũi tàu
Sáng 9/3, đoàn tàu hải quân của Nhật Bản gồm ba chiếc: JS Hamagiri, JS Sawayuki và JS Asayuki do Đại tá Tomoo Mizukami - tư lệnh Hạm đội tàu hộ tống số 15 - làm trưởng đoàn cùng 620 sĩ quan, thủy thủ, học viên thăm TP Hải Pḥng và Bộ tư lệnh hải quân Việt Nam từ ngày 9-13/3.
Đây là lần thứ năm tàu Hải quân Nhật Bản đến thăm Việt Nam.
Chuyến thăm lần này nhằm tăng cường t́nh hữu nghị, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau của nhân dân, quân đội hai nước nói chung và hải quân hai nước nói riêng.
Đây là ba chiến hạm nổi tiếng của Nhật Bản được trang bị hệ thống tên lửa pḥng không tầm ngắn SAM, hệ thống tên lửa đối hạm, ngư lôi săn tàu ngầm, nhiều loại súng máy hiện đại, trực thăng chiến đấu kiêm chức năng cứu hộ.
Ngay sau khi cập cảng, chỉ huy đoàn tàu đă đến chào xă giao lănh đạo thành phố Hải Pḥng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam.
Tham gia lịch tŕnh có 600 thuỷ thủ do Tư lệnh trưởng Hải quân Nhật Bản Tomo Mizukami dẫn đầu.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, các sỹ quan, thủy thủ Đoàn tàu Hải quân Nhật Bản đă thi đấu giao hữu bóng chuyền với cán bộ, chiến sỹ cơ quan Bộ Tư lệnh và tham quan Bảo tàng Hải quân.
Đoàn tàu của Hải quân Nhật Bản đă mời đại diện cán bộ, sỹ quan Hải quân Việt Nam đến tham quan tàu và dự tiệc chiêu đăi trên tàu.
Chiều ngày 13/3, đoàn tàu hộ tống của Hải quân Nhật Bản sẽ rời cảng về nước, kết thúc chuyến thăm Việt Nam.