Nhận định t́nh h́nh "chiến tranh mạng", đại diện Bộ Công an đề xuất Việt Nam cần có một tổ chức đủ mạnh để đối phó, đảm bảo an toàn cho không gian mạng Việt Nam.
 |
Ông Nguyễn Viết Thế |
Theo TS.Nguyễn Viết Thế, Cục trưởng Cục Tin học Nghiệp vụ, Bộ Công an, năm 2011, thế giới mạng bước vào kỷ nguyên bất an với nhiều vụ tấn công vào hệ thống mạng để lại những dấu ấn khó quên.Đầu tiên phải kể đến vụ hacker Israel tấn công website Chính phủ Iran. Nhóm hacker với biệt danh “Đội pḥng vệ Israel” đă tấn công trang web của Bộ Sức khỏe và giáo dục y tế cùng một kênh truyền h́nh phát sóng của nước này, thay thế toàn bộ nội dung hiển thị trên các trang web này bằng lá cờ quốc gia Israel.
Kế đến là vụ tấn công website Liên hợp quốc và đánh cắp dữ liệu; vụ tấn công vào các trang thông tin điện tử của Cơ quan t́nh báo Trung ương Mỹ và thay đổi giao diện; vụ tấn công và đánh cắp dữ liệu từ website của Thượng viện Mỹ senate.gov.
Nhiều kẻ coi tấn công mạng là cách biểu lộ thái độ đối với một số vấn đề như vụ tấn công trang web của Vantican nhằm phản đối việc làm của một số giáo sĩ.
Thậm chí, bọn chúng c̣n ngang nhiên đối đầu với các cơ quan an ninh như vụ mạng máy tính của FBI bị đột nhập khiến gần 180 mật khẩu thuộc sở hữu của một đối tác của FBI tại Atlanta bị tung lên mạng; website của Interpol bị tấn công và ngưng hoạt động sau khi cơ quan này bắt giữ 25 người nghi là thành viên nhóm Anonymous ở châu Âu và Nam Mỹ.
Một loạt địa chỉ thư điện tử và mật khẩu của các quan chức cấp cao Anh, Mỹ và NATO bị đăng lên mạng sau cuộc tấn công vào một công ty phân tích t́nh báo của Mỹ trong dịp Giáng sinh. Đă có khoảng 19.000 thư điện tử của các cá nhân làm trong quân đội Mỹ bị tiết lộ.
Sau hàng loạt các vụ tấn công này, tháng 7/2011, Bộ Quốc pḥng Mỹ đă triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống "lá chắn và thanh gươm" trên mạng và thừa nhận trên báo chí rằng trong bối cảnh hiện nay, tin tặc c̣n nguy hiểm hơn khủng bố. Tổng thống Mỹ đă công bố “chiến lược không gian ảo” nhằm đề pḥng các cuộc tấn công mạng và coi đây như một sức mạnh quân sự của Mỹ trong tương lai.
Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh chung đó khi đă có nhiều website của các cơ quan thuộc Chính phủ của Việt Nam bị tấn công như website của Bộ Nông nghiệp, Bộ Ngoại giao, Sở VHTTDL Nam Định…
Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, chúng ta được chứng kiến những cuộc cách mạng trực tuyến (trên không gian ảo). Đó là Cuộc biểu t́nh tại Bắc Phi, Trung Đông và một số nước trên thế giới sử dụng mạng xă hội như phương tiện truyền thông. Cuộc biểu t́nh tại phố Wall cũng chính là kết quả của các cuộc vận động biểu t́nh trên mạng thông qua Facebook, Tweeter.
Nh́n lại những vụ tấn công đáng chú ư trong năm qua, có thể thấy t́nh h́nh an ninh thông tin đang có nhiều diễn biến phức tạp. Các cuộc tấn công gia tăng về số lượng, h́nh thức tấn công tinh vi và có tổ chức, đặc biệt là nhiều cuộc tấn công có tính chất trả đũa.
Trong khuôn khổ sự kiện Security World 2012 diễn ra ngày 22/3/2012 tại Hà Nội, sau khi điểm lại hàng loạt vụ tấn công của hacker, TS.Nguyễn Viết Thế nhận định chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin đang hiện hữu. Ông cho rằng Việt Nam cũng cần có một tổ chức đủ mạnh ở cấp độ quốc gia để đối phó với chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin và đảm bảo an toàn cho không gian mạng Việt Nam.
theo pcworld