Một nữ gián điệp Nga đă tiếp cận “đủ gần” với một thành viên nội các của Tổng thống Mỹ Barack Obama khiến FBI cảm thấy họ phải can thiệp và bắt giữ cô này, nhưng đó không phải nữ điệp viên xinh đẹp nổi tiếng Anna Chapman.
Chapman đă được một tờ báo Anh nêu tên hồi tuần này là lư do khiến FBI quyết định vây bắt mạng lưới gián điệp Nga hồi năm 2010 sau một thời gian dài theo dơi. Tờ báo trích dẫn một cuộc phỏng vấn do hăng tin Anh BBC thực hiện với Frank Figliuzzi, giám đốc cơ quan t́nh báo phản gián của FBI.
Nữ điệp viên Nga Anna Chapman.
“Chúng tôi đă lo ngại rằng họ tiếp cận ngày càng gần với một thành viên nội các hiện thời của Mỹ tới nỗi chúng tôi không thể cho phép t́nh trạng này tiếp tục”, ông Figliuzzi nói.
Nhưng Figliuzzi không tiết lộ tên điệp viên Nga trong cuộc phỏng vấn, dù BBC chiếu các h́nh ảnh của Anna Chapman, và FBI cho biết ông không nhắc tới nữ điệp viên này chút nào.
Thay vào đó, các quan chức tại Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Figliuzzi nhắc tới một người khác trong số các điệp viên bị bắt, Cynthia Murphy.
Theo các tài liệu toà án liên quan tới vụ bắt giữ các gián điệp, Murphy đă tiếp cận với một nhà gây quỹ là “bạn thân” của Hillary Clinton, người nhậm chức Ngoại trưởng Mỹ tháng 1/2009.
Nhà gây quỹ, Alan Patricof, cho biết trong một tuyên bố vào năm 2010 rằng ông đă thuê công ty dịch vụ tài chính của Murphy hơn 2 năm trước đó, gặp cô này vài lần và nói chuyện với Murphy qua điện thoại thường xuyên. Ông Patricof cho hay họ không bao giờ nhắc tới chính trị, chính phủ hay các vấn đề thế giới.
Cynthia Murphy cũng bị trục xuất về nước hồi năm 2010 sau khi đường dây gián điệp Nga bị lộ.
Một phát ngôn viên của bà Clinton nói hồi năm 2010 rằng vào thời điểm đó “không có lư do ǵ để nghĩ rằng Ngoại trưởng từng là mục tiêu của mạng lưới gián điệp này”.
Các tài liệu toà án cho biết trước đó rằng FBI đă quyết định tiến hành bắt giữ các điệp viên trong đường dây gián điệp của Nga sau khi một mật vụ FBI đóng giả và tiếp cận với Chapman, người khi đó đă trở thành một nhân vật nguy hiểm.
Phát ngôn viên Paul Bresson của FBI cho hay b́nh luận của ông Figliuzzi phù hợp với những ǵ được ghi trong các tài liệu toà án.
“Không có dấu hiệu cho thấy Anna Chapman hay bất kỳ ai khác liên quan tới cuộc đường dây này từng âm mưu quyến rũ một quan chức nội các Mỹ”, ông Bresson nói.
Sau khi đường dây gián điệp Nga bị bại lộ, các điệp viên đă bị trục xuất về Mátxcơva để đổi lấy việc phóng thích 4 công dân Mỹ bị phía Nga bắt giữ.
Kể từ khi về nước, Chapman đă trở nên nổi tiếng với tư cách là người dẫn chương tŕnh truyền h́nh và gần đây nhất c̣n làm người mẫu thời trang.
An B́nh
Theo ABC