- Cốc Khai Lai đă từng t́m cách chuyển tiền ra nước ngoài thông qua hợp đồng mua khinh khí cầu ở Dorset (Anh) về Trung Quốc.
Tờ Telegraph ngày 29/4 đưa tin cho biết, vợ cựu quan chức cấp cao Trung Quốc Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai đă từng t́m cách chuyển tiền ra nước ngoài thông qua hợp đồng mua khinh khí cầu ở Dorset (Anh) về Trung Quốc.
Doanh nhân Anh Neil Heywood, người được t́m thấy chết trong một khách sạn ở Trùng Khánh tháng 11/2011. C̣n Cốc Khai Lai đă bị cảnh sát Trung Quốc bắt giam do t́nh nghi mưu sát ông.
Các thỏa thuận mua quả khinh khí cầu trị giá 600.000 bảng Anh được thực hiện vào năm 1998 khi bà Cốc sống tại một căn hộ ở trung tâm Bournemouth, c̣n cậu con trai Qua Qua đang theo học ở Harrow.
Sau đó, bà Cốc đă t́m tới công ty kinh doanh khinh khí cầu Vistarama Balloon, công ty đă treo một khinh khi cầu h́nh quả bóng khổng lồ cách nơi ở của bà Cốc khoảng 150m vào thời điểm đó.
"Bà ấy có thể nh́n thấy quả bóng của chúng tôi từ khu vườn ở Bournemouth và đă t́m đến chỗ chúng tôi. Bà ấy trả tiền nhỏ giọt bằng các món trang sức đắt tiền và nói với chúng tôi rằng bà đến từ Trung Quốc, chồng là thị trưởng thành phố Đại Liên và bà nghĩ rằng thật tuyệt vời nếu thành phố của bà ấy có một quả bóng giống như thế" - Giles Hall, đại diện của công ty Vistarama Balloon kể lại.
Khi đó, Cốc Khai Lai đă nói thật về chồng ḿnh, nhưng bà đă nói dối tên ḿnh là Cốc Horus (Horus Kai). Cái tên này được Cốc Khai Lai tiếp tục sử dụng trong nhiều giao dịch kinh doanh của ḿnh tại Mỹ và Anh trong nhiều năm sau đó.
Horus là tên vị thần chiến tranh, bầu trời và săn bắn trong thần thoại Hy Lạp. Trong những năm 1990, Cốc Khai Lai cũng đứng tên một văn pḥng Luật được gọi là Horus L Kai có trụ sở tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
Trong thời gian sống tại Anh, bà Cốc được cho là đă sống chung với một kiến trúc sư người Pháp tên là Patrick Henri Devillers và giới thiệu người đàn ông này với công ty bán khinh khí cầu là Patrick Devillers, giám đốc của ḿnh. Người đàn ông này có tham gia kư hợp đồng mua khinh khí cầu.
Quả khinh khí cầu h́nh bóng đá do Cốc Khai Lai mua về được đặt ở quảng trường Xinghai , Đại Liên, Trung Quốc.
Ông Giles Hall cũng đă gặp Neil Heywood, khi đó khoảng hơn 20 tuổi, người giới thiệu rằng ḿnh đă gặp Bạc Hy Lai ở Đại Liên. Tuy nhiên, vai tṛ của Heywood trong thương vụ mua bán này không mấy nổi bật.
Khi thỏa thuận được kư kết, tỷ phú Xu Ming - người được cho đă bị bắt giam do có liên quan tới các sai phạm của Bạc Hy Lai đă đến Anh để nhận quả khinh khí cầu với tư cách là chủ tịch câu lạc bộ bóng đá của tập đoàn Dalian Shide và là người tài trợ mua quả khinh khí cầu trên.
Ngoài ra, một kỹ sư Anh khi tới lắp đặt khinh khí cầu ở Đại Liên cũng đă được vợ chồng Bạc Hy Lai tiếp đón một cách long trọng. Ông nói rằng chưa từng gặp Heywood nhưng có gặp kỹ sư Pháp nhiều lần. Ấn tượng của ông về vợ chồng Bạc là những người tốt bụng hiền lành và hào phóng.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là tiền thanh toán lại được chi trả từ một tài khoản cá nhân của bà Cốc. Ngoài ra, khi đặt mua thêm bộ tời khổng lồ để giữ quả khinh khí cầu trên mặt đất trị giá 100.000 bảng Anh, bà Cốc đă đề nghị Vistarama Balloon kê giá lên thêm 200.000 bảng Anh với lư do nhờ chuyển tiền tới Anh để trang trải học phí du học cho con trai.
"Khi chúng tôi từ chối, bà ấy đă rất tức giận. Bà ấy chuyển từ một người thân thiện và nhẹ nhàng sang một người rơ ràng không thích nghe từ chối theo cách riêng của ḿnh" - ông Hall thuật lại và tin rằng, có thể bà Cốc đă sử dụng các hợp đồng kiểu này để bí mật chuyển tiền mặt ra khỏi Trung Quốc.
Sự từ chối của công ty bán khinh khí cầu đă khiến thương vụ mua bán phải đối mặt với một số rắc rối như thanh toán chậm, container hàng thay v́ gửi tới Đại Liên lại đến Bắc Kinh đối mặt với rắc rối từ cơ quan thuế.
Thỏa thuận kết thúc với một số thiệt tḥi nghiêng về công ty của ông Hall và viên kỹ sư lắp đặt khinh khí cầu là người bị đổ lỗi nhiều nhất chức không phải bà Cốc.
Quả khinh khí cầu Cốc Khai Lai mua về được đặt ở thành phố 2 năm trước khi bị băo cuốn đi và làm hỏng. Một quả bóng khác thay thế nó được mua của Lindstrand Balloons nhưng sau đó cũng bị hỏng do pháo hơi rơi trúng.
Nguyễn Hường (theo Telegraph)