Myanmar trở thành vũ khí tấn công Trung Quốc?
Myanmar không c̣n là một "trục ma quỷ" đối với phương Tây. Liên minh châu Âu có kế hoạch mở văn pḥng đại diện tại Yangon và không áp đặt các biện pháp trừng phạt công bố trước đó, ngoại trừ lệnh cấm vận vũ khí. Điều này được Đại diện cao cấp EU về Chính sách đối ngoại và an ninh Catherine Ashton công bố trong chuyến thăm Myanmar.
Theo Brussels, chuyến đi Myanmar đầu tiên sau hai thập kỷ của người đứng đầu EU nhằm mục đích khởi động sự hợp tác tích cực với Myanmar. Châu Âu sẽ giúp đỡ Myanmar thực hiện cải cách và chuyển đổi dân chủ.
Đồng thời, chính quyền Mỹ dự định giảm nhẹ biện pháp trừng phạt đối với Myanmar. Đổi lại, Myanmar sẽ được các tổ chức phi chính phủ của Mỹ triển khai hoạt động ở đất nước này. Họ sẽ được tham gia vào sự phát triển giáo dục, liên lạc tôn giáo và h́nh thành quá tŕnh dân chủ.
Một tuần trước, Nhật Bản nối lại hỗ trợ tín dụng cho Yangon. Điều này được công bố trong chuyến thăm Tokyo của Thủ tướng Myanmar U Thein Sein. Đây là chuyến thăm đầu tiên của lănh đạo Myanmar đến Nhật Bản sau 28 năm.
Sự ḥa giải của phương Tây và Nhật Bản đối với Myanmar bắt đầu từ năm ngoái, sau khi Yangon công bố giải thể chính quyền quân sự. Đầu tháng 4, khi lần đầu tiên nhà lănh đạo đối lập được tặng giải Nobel ḥa b́nh Aung San Kyi trở thành đại biểu Quốc hội, ở phương Tây thậm chí có người c̣n nói về "mùa xuân Myanmar".
Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng những dấu hiệu dân chủ hóa tại Myanmar chỉ là hiện tượng bên ngoài. Các tướng lĩnh thay thế đồng phục quân sự bằng quần áo dân sự và đa số trong Quốc hội vẫn là các đảng nắm quyền kiểm soát quân đội. Tuy nhiên, thay đổi các dấu hiệu chính trị, cũng như các "mùa xuân thứ 2" cho nhà hoạt động nhân quyền Aung San CN Kyi – lại là cơ hội rất tốt cho phương Tây không bị mất mặt mà bắt đầu một tṛ chơi mới cho các lợi ích của họ ở Myanmar.
Trong khi phương Tây và Nhật Bản đưa ra và thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế và cô lập chính trị Myanmar th́ Trung Quốc thâm nhập vào nước này. Hàng tiêu dùng Trung Quốc tràn ngập Myanmar và Bắc Kinh bắt đầu hợp tác quân sự-kỹ thuật với Yangon. Họ mở đường ống dẫn dầu qua Myanmar tới Ấn Độ Dương, để đảm bảo nhập khẩu khí đốt từ châu Phi và Trung Đông.
Chuyên gia Felix Yurlov của Viện Đông phương cho rằng, trong những trường hợp này, phương Tây chắc chắn sẽ cố gắng để hạn chế hành động của Trung Quốc: “Myanmar được quan tâm nhiều do địa chiến lược tuyệt vời. Chúng ta sẽ thấy... cuộc đấu tranh của Trung Quốc và phương Tây tranh giành ảnh hưởng triển khai tại đây. Myanmar trở thành khu vực xung đột lợi ích của Trung Quốc và phương Tây. Cuộc đấu tranh sẽ c̣n tăng cường hơn nữa. Không nghi ngờ ǵ, t́nh h́nh sẽ khá phức tạp. Cuộc tranh giành này sẽ diễn ra trong h́nh thức nào lại là một câu hỏi khác".
Xét theo mọi chuyện, Trung Quốc đă sẵn sàng cho những thách thức mới. Gần đây, Trung Quốc bảo đảm với Myanmar là sẽ mở rộng viện trợ quân sự-kỹ thuật và kinh tế cho nước này. Trong khi phương Tây mới chỉ nới rộng h́nh thức xử phạt, Trung Quốc sử dụng các kênh hiện có để tăng cường ảnh hưởng của ḿnh.
Lần đầu tiên Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm lần thứ 70 sự tham gia của lực lượng viễn chinh Trung Quốc trong cuộc chiến ở Miến Điện một cách rộng răi chưa từng thấy. Trước đây trang sử thời Quốc Dân đảng này của Trung Quốc mang lại sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Yangon. Bây giờ vấn đề được loại bỏ và có nghĩa là Trung Quốc đă thực hiện một động thái chính trị mạnh mẽ trong ván cờ Myanmar với phương Tây.
Theo RUVR
|